Dinh dưỡng cho trẻ bị ho có đờm – Lời khuyên từ chuyên gia

Trẻ bị ho có đờm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt, học tập, đặc biệt là dễ bị nôn trớ sau khi ăn. Vì thế cha mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ho có đờm phù hợp nhằm tăng cường đề kháng, hỗ trợ cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ bị ho có đờm

Theo các chuyên gia y tế, trẻ ho đờm có thể do nhiễm lạnh khi thay đổi thời tiết, bị viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi hoặc do cơ địa dị ứng với các tác nhân gây ho.

Khi ho có đờm, đặc biệt là đờm đặc có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi ăn uống. Cổ họng sưng đỏ, đau rát nên việc nuốt thức ăn bị ảnh hưởng, khó chịu. Đờm ho nhiều khiến bé dễ nôn trớ. Chính vì thế, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ bị ho có đờm rất cần thiết.

Cha mẹ cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé dựa theo các nguyên tắc sau:

  • Chế độ ăn đầy đủ nhóm dinh dưỡng

Không phải thực phẩm nào bé bị ho đờm cũng có thể sử dụng khi mắc bệnh. Cha mẹ cần lựa chọn món ăn phù hợp, chế biến đúng cách để không mất đi lượng dinh dưỡng thiết yếu. Đồng thời bổ sung đầy đủ nhóm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày thông qua các thịt, cá, trứng, các loại chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua), các loại trái cây và rau củ.

Dinh dưỡng cho trẻ bị ho có đờm phù hợp giúp bé nhanh khỏi bệnh
  • Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Trẻ bị ho đờm ngắn ngày hay dài ngày đều ảnh hưởng tới sức khỏe, sức đề kháng suy giảm. Do đó trong nguồn dinh dưỡng bổ sung cho trẻ bị ho đờm cha mẹ cũng cần chú ý tới các món ăn giúp tăng đề kháng như thực phẩm giàu vitamin C, kali, kẽm, sắt…

  • Giảm kích ứng họng gây ho

Trẻ bị ho không ăn được gì và nên ăn gì cũng cần hết sức lưu ý. Tuyệt đối tránh những thực phẩm gây ngứa họng, kích thích phản xạ ho hoặc khiến tình trạng ho đờm tồi tệ hơn. Ví dụ như các loại hải sản có vỏ như tôm, cá, cua hoặc các loại hạt gây ho như hướng dương, thức ăn cay nóng, nhiều đường…

Gợi ý về thực đơn phù hợp cho trẻ ho đờm

Khi bé bị ho đờm, cha mẹ có thể tham khảo một số loại món ăn giàu dinh dưỡng sau đây:

  • Các món cháo – mềm lỏng, dễ nuốt

Món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt là ưu tiên hàng đầu cho trẻ bị ho có đờm như cháo gà, cháo hạt sen, súp rau củ, mì bò…. Những món ăn này sẽ không gây trầy xước cổ họng hoặc kích ứng niêm mạc họng gây ho. 

Ngoài ra, những món ăn này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể thể, giúp làm loãng đờm nhầy, tăng cường hệ miễn dịch.

Bé bị ho có đờm nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng như cháo hoặc súp
  • Các món canh thanh đạm

Một số canh thanh đạm mà mẹ có thể nấu cho bé khi bị ho đờm như canh rau ngót thịt băm, canh bí đao, canh bầu, canh ngao… Khi bé ăn các món canh này vừa giúp dễ nuốt, dễ ăn lại có tính mát, thanh đạm cho cơ thể, không gây nóng trong, làm dịu cổ họng, giảm dần các cơn ho, loãng đờm.

Theo Đông y, các loại rau như rau ngót, mướp đắng hay bầu, bí… đều giúp giải nhiệt, nhuận phổi, giảm viêm nên rất có lợi cho tình trạng ho đờm của bé, giúp cải thiện dần tình trạng bệnh ở đường hô hấp.

  • Các loại nước ép/ sinh tố từ trái cây

Nước ép táo đỏ và lê, nước ép cam, quýt, bưởi hay các loại sinh tố xoài, dưa hấu… giàu vitamin như C, A giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé. Đồng thời trong một số loại hoa quả còn chứa axit tự nhiên giúp giảm độ pH của các mô, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, hỗ trợ long đờm và giảm ho cho bé.

Bổ sung thêm nước ép rau củ quả giúp tăng đề kháng, long đờm, giảm ho

Lưu ý trong chăm sóc trẻ bị ho có đờm

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ bị ho có đờm, cha mẹ cũng cần chú ý tới chế độ chăm sóc bé tại nhà để nhanh cải thiện sớm bệnh.

  • Cho bé uống nhiều nước

Với trẻ sơ sinh, bổ sung nước cho bé chủ yếu qua bú mẹ và bú sữa công thức hàng ngày. Với trẻ lớn, cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước như nước lọc, sinh tố trái cây, rau củ khi bị ho đờm nhằm làm ẩm cổ họng, loãng đờm.

  • Giữ ấm vùng cổ cho bé

Mẹ có thể quàng khăn hoặc mặc áo cao cổ cho bé khi thời tiết chuyển lạnh để giảm dần tình trạng ho đờm và phòng tránh bệnh tái phát.

  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày

Khi bé bị ho có đờm, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý rất cần thiết nhằm làm sạch họng và loãng dịch mũi, tránh dịch mũi chảy xuống họng, phế quản gây viêm nhiễm. 

Thường xuyên rửa mũi cho bé tại nhà kết hợp với dinh dưỡng khoa học giúp bé sớm hồi phục
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường

Bé bị ho cần tránh gió lạnh lùa vào mũi, họng gây kích ứng ho. Do đó mẹ cần cho bé sử dụng khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường. Đồng thời khẩu trang còn giúp hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus từ môi trường xâm nhập vào cơ thể bé qua đường hô hấp.

  • Sử dụng TPBVSK giúp bổ phế, giảm ho, long đờm tại nhà

Bên cạnh việc chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ho có đờm, cha mẹ cũng đừng quên sử dụng TPBVSK từ thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị ho đờm.

Bổ phế Kha tử Tín Phong là một trong những sản phẩm được đánh giá là an toàn và hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh ở đường hô hấp. Những cơn ho ngắn ngày hay dài ngày, ho khan hay ho có đờm… đều được kiểm soát và đẩy lùi nhanh chóng nhờ sự kết hợp độc đáo của 15 vị thảo dược tự nhiên, đặc biệt là Kha tử, trần bì, viễn chí.

Sản phẩm được nghiên cứu bởi đội ngũ Dược sĩ chuyên môn cao, nguyên liệu chọn lọc, sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín tại nhà máy đạt chuẩn GMP – Asean, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Không những thế, Bổ phế Kha tử Tín Phong là sản phẩm đầu tiên trên thị trường không chứa đường, vị tự nhiên, dễ uống, phù hợp với trẻ nhỏ và người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, mỡ máu, béo phì…

Với 2 dạng bào chế tiện lợi: cao lỏng đóng chai 125ml và viên ngậm hộp 20 viên, Bổ phế Kha tử Tín Phong đang được nhiều khách hàng lựa chọn để bảo vệ hệ hô hấp cho cả gia đình.

Trên đây là những thông tin về dinh dưỡng cho trẻ bị ho có đờm. Hi vọng với những thông tin bổ ích này, cha mẹ sẽ biết cách chăm sóc bé giúp tăng đề kháng và nhanh khỏi bệnh. Nếu cần tư vấn thêm, độc giả có thể liên hệ hotline 1800 9229 để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo

  1. Dr. Arti Sharma (2019). Foods to Eat & Avoid During Cold and Cough for Babies, Toddlers, and Kids. Parenting. Truy cập ngày 28/9.
  2. What Foods Help Reduce Mucus in the Lungs? Smartvest. Truy cập ngày 28/9.
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *