Giải đáp thắc mắc của cha mẹ về tình trạng trẻ ho có đờm

Sáng thức dậy hoặc đêm đang ngủ, bạn thấy con mình xuất hiện cơn ho có đờm. Mức độ ho ngày càng nhiều khiến bé dễ bị nôn trớ sau ăn, mất ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ ho có đờm, cách điều trị và chăm sóc trẻ ra sao…? Những thắc mắc của cha mẹ sẽ được Dược Tín Phong giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi?

Bên cạnh ho khan, ho gió thì ho có đờm thường gây khó chịu cho trẻ, đặc biệt lượng đờm đặc tích tụ trong cổ họng, khó hoặc không thể tống ra ngoài qua phản xạ ho khiến bé khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm lâu ngày:

– Thay đổi thời tiết: Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu nên khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc nay nắng mai mưa, khiến bé dễ bị ho có đờm kèm theo sốt, hắt hơi, chảy nước mũi.

– Viêm đường hô hấp do vi khuẩn, virus: Các bệnh lý ở đường hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra thường là viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi… Những bệnh ở đường hô hấp sẽ khiến bé bị sốt, ho khan hoặc ho có đờm kéo dài. Nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách, các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp có thể tiến triển mạn tính, dễ tái phát.

Trẻ ho có đờm có thể do mắc các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…
Trẻ ho có đờm có thể do mắc các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…

– Mắc hen suyễn: Hen suyễn là bệnh lý mạn tính ở đường hô hấp có thể do di truyền hoặc cơ địa dị ứng với các tác nhân ngoài môi trường như bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa, lông vật nuôi. Hen suyễn sẽ khiến trẻ bị ho có đờm lâu ngày không khỏi, kèm theo các biểu hiện thở khò khè.

– Ho gà: Rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với biểu hiện ho khan, đôi khi có đờm khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt.

===>> Xem thêm: Trẻ bị ho là do đâu? Cách điều trị và chăm sóc trẻ thế nào phù hợp?

Trẻ ho có đờm có thể điều trị tại nhà không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh ở đường hô hấp và có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên hoặc dùng thuốc.

– Các biện pháp tự nhiên như uống nước tỏi hấp, nước gừng, chanh đào ngâm mật ong hoặc lá hẹ, húng chanh… được nhiều gia đình áp dụng, thường dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Những mẹo dân gian trị ho được đánh giá là an toàn, đơn giản, dễ làm, không tốn kém và có hiệu quả nhất định, tùy thuộc vào mức độ ho của trẻ.

Chữa ho có đờm cho bé bằng mẹo dân gian được nhiều cha mẹ áp dụng tại nhà
Chữa ho có đờm cho bé bằng mẹo dân gian được nhiều cha mẹ áp dụng tại nhà

– Chữa ho bằng thuốc, thường là các loại thuốc giảm ho, long đờm. Điều trị bằng thuốc tây y được áp dụng cho những trường hợp ho có đờm lâu ngày không khỏi do mắc viêm phổi, tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn… Tùy vào từng mức độ ho có đờm, tình trạng sức khỏe và thể trạng từng bé sẽ có loại thuốc điều trị phù hợp. Việc lạm dụng thuốc hoặc điều trị không đúng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho bé sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe giảm ho, long đờm từ thảo dược tự nhiên cũng mang lại hiệu quả cao.

Có thể dùng Bổ phế Kha tử trị ho có đờm cho bé không?

Với 100% thành phần từ thảo dược tự nhiên như kha tử, cát cánh, viễn chí, thiên môn đông, tỳ bà diệp, bạc hà diệp, cam thảo…, đặc biệt sản phẩm không chứa đường, không lẫn tạp chất và chất bảo quản gây hại, đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành, chính vì vậy Bổ phế Kha tử Tín Phong hoàn toàn phù hợp cho trẻ nhỏ giúp trị ho, long đờm hiệu quả.

Bổ phế Kha tử Tín Phong được đánh giá là hiệu quả và an toàn cho trẻ nhỏ
Bổ phế Kha tử Tín Phong được đánh giá là hiệu quả và an toàn cho trẻ nhỏ

Đặc biệt, sự góp mặt của bộ 3 “kha tử, viễn chí, trần bì” cùng nhiều vị dược liệu quý khác trong Bổ phế Kha tử tạo nên tác dụng mạnh mẽ, vừa giảm ho, long đờm còn giúp bổ phổi, sát khuẩn họng, giảm đau rát cổ họng. Bổ phế Kha tử hiện có 2 dạng bào chế: chai cao lỏng 125ml và viên ngậm hộp 20 viên, tiện lợi, dễ dàng sử dụng.

===>> Xem thêm: Cách dùng kha tử trị ho cho bé an toàn và hiệu quả

Chăm sóc trẻ bị ho có đờm ra sao để nhanh khỏi bệnh?

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp trị ho cho bé tại nhà, để nhanh khỏi bệnh, cha mẹ cần chú ý:

– Vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày: Sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé hàng ngày giúp làm mềm chất nhầy trong mũi. Súc họng giúp sát khuẩn họng và loãng đờm, giúp quá trình thải đờm ra ngoài dễ dàng hơn.

– Cho trẻ uống nhiều nước: Giúp thông thoáng đường thở, ngăn ngừa sự tích tụ đờm. Cha mẹ có thể cho bé uống nước lọc hoặc sữa, nước trái cây đều rất tốt cho sức khỏe.

– Kê cao đầu cho bé: Tùy vào độ tuổi của bé mà mẹ lựa chọn gối ngủ phù hợp. Với các bé sơ sinh hoặc nhỏ tuổi (dưới 18 tháng) mẹ nên nâng cao đầu bằng khăn cuộn. Việc đầu được kê cao hơn đệm có thể giúp bé dễ ngủ hơn khi bị ho có đờm.

Để giảm ho có đờm, cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày
Để giảm ho có đờm, cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày

– Sử dụng tinh dầu xông phòng: Với trẻ bị ho có đờm, mẹ có thể sử dụng một số loại tinh dầu như bạc hà hoặc quế… cũng giúp làm thông thoáng không khí, xua tan mùi phòng ốc và giảm ho có đờm cho bé. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sở thích mùi hương hoặc độ tuổi của trẻ mà mẹ lựa chọn loại tinh dầu phù hợp.

– Máy tạo độ ẩm: Không khí được làm sạch và có độ ẩm vừa đủ sẽ giúp giảm ho và nghẹt mũi ở trẻ. Một số loại máy tạo độ ẩm còn có thể làm ấm không khí, giúp kiểm soát tình trạng ho và phòng ngừa tái nhiễm bệnh ở đường hô hấp.

Trẻ em sức đề kháng yếu nên dễ bị ho khi thời tiết trở lạnh hoặc nhiễm vi khuẩn, virus gây ra các bệnh lý ở đường hô hấp. Vì thế, khi trẻ ho có đờm, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp giảm ho cho bé tại nhà, kết hợp chăm sóc bé hợp lý để cải thiện tình trạng sức khỏe. Trong trường hợp ho có đờm lâu ngày và xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, khó thở, đau mỏi, tức ngực… cha mẹ cần cho bé đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Nếu cần được tư vấn thêm về tình trạng trẻ ho có đờm, quý cha mẹ có thể liên hệ hotline 1800 9229 để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo

  1. What your child’s cough is telling you. Childrens. Truy cập ngày 16/9/2022.
  2. Cough In Children. Kidshealth  Truy cập ngày 16/9/2022.
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *