Giải đáp về việc dùng thuốc trị ho có đờm ở trẻ nhỏ

Trẻ ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh ở đường hô hấp, đặc biệt lúc giao mùa. Việc điều trị cho bé bằng phương pháp nào, dùng thuốc trị ho có đờm ở trẻ nhỏ ra sao không phải cha mẹ nào cũng biết. Sau đây, Dược Tín Phong sẽ giúp trả lời những thắc mắc của cha mẹ về vấn đề này nhé!

Ho có đờm ở trẻ là gì? 

Ho có đờm ở trẻ thường xảy ra khi dịch của đường hô hấp như dịch ở họng, phế nang, xoang trán, xoang mũi… gây cản trở đường hô hấp. Lúc này đờm nhầy nhiều gây kích ứng phản xạ ho nhằm tống đờm ra khỏi cổ họng. 

Con ho đờm ngắn ngày hoặc dài ngày đều khiến bé bị ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt và học tập. Cơn ho đờm đặc có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi thở hoặc ăn uống, dễ nôn trớ sau phản xạ ho.

Ho có đờm ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ

Trẻ ho đờm có thể tự khỏi không? 

Thực tế cho thấy, không phải trường hợp ho đờm nào cũng giống nhau. Tùy thuộc vào độ tuổi của từng bé, nguyên nhân gây ho đờm, sức khỏe tổng thể… mà mức độ ho đờm khác nhau.

– Nếu trẻ ho đờm do thay đổi thời tiết, dị ứng với lông vật nuôi hoặc phấn hoa, ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá… thì có thể tự khỏi nếu loại trừ được các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên thời gian bé tự khỏi ho đờm sẽ lâu hơn việc cha mẹ can thiệp bằng cách cho bé sử dụng các sản phẩm trị ho đờm.

– Trường hợp trẻ ho đờm do mắc các bệnh ở đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, hen suyễn… thì không thể tự khỏi ho. Lúc này cha mẹ cần theo dõi tình trạng bệnh của bé và đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu nặng hơn như khó thở, thở rít, lờ đờ, mệt mỏi, sốt cao…

Có thể không cần dùng thuốc trị ho có đờm ở trẻ nhỏ?

Theo các chuyên gia, không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc trị ho có đờm cho trẻ nhỏ. 

– Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 1-2 tuổi: Ở độ tuổi này, hệ miễn dịch đang dần hoàn thiện nên việc điều trị bằng thuốc cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, đặc biệt hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc điều trị bệnh ở giai đoạn này có thể “tiêu diệt” các vi khuẩn có lợi trong cơ thể, khiến bé dễ bị nhiễm bệnh hơn. Do đó, cách trị ho đờm cho trẻ sơ sinh thường là sử dụng các mẹo dân gian như: húng chanh + đường phèn, lá hẹ + đường phèn, quất + đường phèn, lê hấp đường phèn…

– Trẻ trên 2 tuổi: Ngoài việc áp dụng các mẹo dân gian trị ho đờm, cha mẹ có thể sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thảo dược tự nhiên, lành tính, an toàn cho bé. Một trong những sản phẩm TPBVSK đang được nhiều cha mẹ Việt tin dùng là Bổ phế Kha tử Tín Phong.

Với thành phần chính là các vị thảo dược lành tính, Bổ phế Kha tử Tín Phong phù hợp cho trẻ nhỏ.

Với sự kết hợp của 15 vị dược liệu quý trong đó có thêm sự góp mặt của bộ 3 “kha tử, trần bì, viễn chí” không chỉ giúp hỗ trợ điều trị các chứng ho đờm ngắn ngày mà còn có hiệu quả trong điều trị ho dài ngày, ho đờm mạn tính.

Bên cạnh đó, Bổ phế Kha tử Tín Phong còn giúp làm sạch đường thở, thông mũi, mát họng, phòng ngừa các bệnh ở đường hô hấp tái phát khi thời tiết chuyển mùa. Chính vì thế, ngay từ khi có mặt trên thị trường Việt, Bổ phế Kha tử Tín Phong luôn có sẵn trong tủ thuốc của nhiều gia đình, đặc biệt những nhà có con nhỏ.

Khi nào cần dùng thuốc trị ho đờm cho trẻ?

Cũng theo các chuyên gia, việc dùng thuốc điều trị ho đờm cho bé cần phải hết sức thận trọng và theo sự chỉ định cụ thể của bác sĩ.

Với những trường hợp ho đờm dài ngày không khỏi, đờm có màu sắc xanh hoặc vàng… do mắc bệnh ở đường hô hấp, kèm theo các biểu hiện sốt, khò khè, khó thở… thì cha mẹ có thể sử dụng thuốc điều trị ho có đờm cho trẻ. Các loại thuốc có thể sử dụng như:

– Thuốc long đờm, tiêu nhầy: làm giảm độ đặc quánh của đờm, chất nhầy để bé dễ khạc nhổ hoặc tống đờm ra ngoài qua phản xạ ho.

Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc trị ho có đờm cho bé

– Thuốc chống ngạt mũi: Đờm nhiều và đặc có thể khiến bé bị ngạt mũi, khó thở nên cha mẹ có thể sử dụng thuốc chống ngạt mũi giúp bé dễ chịu hơn. 

– Thuốc ức chế ho: Nếu trẻ ho đờm nhiều ảnh hưởng tới giấc ngủ hoặc sinh hoạt, học tập, cha mẹ có thể cho bé dùng phối hợp thuốc ức chế ho và thuốc long đờm.

Tùy vào độ tuổi, mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà có loại thuốc trị ho đờm ở trẻ nhỏ phù hợp. Cha mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Nếu dùng không đúng thuốc, đúng liều lượng và thời gian điều trị sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Lưu ý gì khi điều trị ho có đờm ở trẻ nhỏ?

Dù chữa ho đờm cho bé bằng phương pháp nào, cha mẹ cũng cần chú ý:

– Thường xuyên cho trẻ rửa mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý. Với trẻ lớn hơn có thể sử dụng thêm các sản phẩm nước súc miệng từ thảo dược, keo ong… để sát khuẩn họng, tiêu đờm, giảm ngứa rát, sưng đau cổ họng. 

– Cho trẻ uống nhiều nước giúp làm giảm chất nhầy ở mũi và đường hô hấp, giúp bé dễ thở và dễ ho tống đờm ra ngoài hơn. Ngoài nước lọc, cha mẹ có thể cho bé uống nước ép rau củ quả hoặc sữa. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nhiều hơn.

– Gối đầu cao khi ngủ giúp bé dễ thở hơn, cơn ho cũng giảm dần.

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và thường xuyên vệ sinh mũi họng giúp giảm ho đờm hiệu quả

– Bổ sung các thực phẩm dễ nuốt, giàu dinh dưỡng. Tránh các loại thực phẩm dễ gây kích ứng họng gây ho như tôm, cua, cá, đồ hải sản…

– Vệ sinh sạch sẽ không gian sống: nhà cửa, rèm cửa, quần áo…; Tránh để trẻ tiếp xúc với bụi bặm, khói thuốc lá, lông vật nuôi và phấn hoa.

– Theo dõi sức khỏe của bé tại nhà, đi khám ngay nếu có các dấu hiệu ho đờm nặng kèm khó thở, đau tức ngực, sốt cao, ngủ li bì… Chú ý tái khám đúng hẹn (trường hợp đang điều trị tại các cơ sở y tế).

Những thắc mắc về tình trạng ho có đờm của trẻ và cách sử dụng thuốc trị ho có đờm ở trẻ nhỏ đã được Dược Tín Phong giải đáp trong bài viết trên. Hi vọng với những thông tin bổ ích này, cha mẹ sẽ biết cách điều trị và chăm sóc trẻ khi bị ho đờm. Nếu cần được tư vấn thêm, mời độc giả liên hệ theo số hotline 1800 9229 để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo

  1. Cough and cold medicines – children. Healthnavigator. Truy cập ngày 21/9/2022.
  2. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (2018). Coughs and Colds: Medicines or Home Remedies? Healthychildren. Truy cập ngày 21/9/2022.
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *