Ho dị ứng trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách điều trị thế nào?

Ho dị ứng trẻ em là tình trạng phổ biến khi thời tiết thay đổi thất thường hay do hít phải những dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc… Việc hiểu được các thông tin cơ bản về tình trạng này sẽ giúp bố mẹ kịp thời khắc phục, đối phó với ho dị ứng của con.  

Ho dị ứng ở trẻ em là bệnh gì?

Khi hít phải những dị nguyên lạ như nấm mốc, vi khuẩn, phấn hoa… trẻ sẽ có phản xạ ho, gọi là ho dị ứng.

Cơ thể của con dễ nhạy cảm với các yếu tố lạ từ môi trường hơn người trưởng thành do hệ hô hấp chưa hoàn thiện. Việc con bị ho kích ứng dai dẳng khiến bố mẹ lo lắng và trở tay không kịp. 

Cơ ho dị ứng sẽ xuất hiện từng cơn, thường nặng hơn về đêm khi độ ẩm giảm, nhiệt độ thấp.

Tuy là tình trạng thường gặp ở trẻ nhưng bố mẹ không nên chủ quan bởi nếu không kiểm soát tốt sẽ ảnh những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bé.

Ho dị ứng trẻ em là tình trạng phổ biến khi giao mùa

Nguyên nhân gây ho dị ứng trẻ em

Những tác nhân lạ đều có thể là nguyên nhân gây ra ho dị ứng trẻ em. Cụ thể, những tác nhân đó là:

Ho dị ứng trẻ em do nấm mốc, bụi bẩn

Khi trẻ sống trong môi trường thường xuyên có bụi bẩn, nấm mốc, các tác nhân này sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Điều này sẽ gây nên tình trạng ho kích ứng đi kèm với sổ mũi, hắt hơi, hen suyễn, kích ứng mắt.

Thời tiết thay đổi thất thường gây ra ho dị ứng ở trẻ em

Nước ta có thời tiết nóng ẩm nhiệt đới gió mùa nên thời tiết dễ thay đổi thường. Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ không kịp thích ứng với sự thay đổi này và dễ gặp các vấn đề về hệ hô hấp với các biểu hiện như chảy nước mũi, ho, đau đầu, mệt….

Nếu tình trạng này không được khắc phục thì có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi…

Trẻ hít phải phấn hoa có thể bị ho dị ứng

Phấn hoa thường nhỏ, nhẹ và lơ lửng trong không khí. Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng không may hít phải phấn hoa có thể gây kích ứng hô hấp với biểu hiện hắt hơi, sổ mũi. Khi di chuyển đến họng gây ra ho, đau họng, chảy nước mắt.

Hít phải phấn hoa gây ra ho dị ứng ở trẻ

Lông động vật có thể gây ra ho dị ứng trẻ em

Lông động vật thường mềm, nhẹ nên rất dễ bám lên quần áo, ga giường, gối, sofa… Bên cạnh đó, những lông thú này có thể bay lơ lửng trong nhà mà mình không phát hiện ra, có thể hít phải gây nên tình trạng ho dị ứng. 

Biểu hiện ho dị ứng ở trẻ em

Ho do dị ứng có biểu hiện khá giống với ho thông thường nên bố mẹ cần quan sát kỹ hơn để có thể phân biệt được. Những triệu chứng phổ biến của ho kích ứng ở trẻ là:

– Ngứa mũi, hắt hơi, đau rát cổ họng, ho thành từng cơn.

– Thường ho nghiêm trọng hơn mỗi khi ngủ và khi thức dậy.

– Ho dai dẳng lâu ngày mà sử dụng những loại thuốc có tác dụng chống viêm thông thường không khỏi.

– Có thể xuất hiện co thắt họng – phế quản khiến trẻ khó thở.

– Xét nghiệm cận lâm sàng không thấy bạch cầu tăng.

Điều trị ho dị ứng ở trẻ em thế nào?

Điều quan trọng trong điều trị ho dị ứng ở trẻ em là loại bỏ được tác nhân gây ho và giảm ho để trẻ bớt mệt mỏi.

Nếu tình trạng ho kéo dài gây ra ho có đờm thì có thể cho con sử dụng các sản phẩm long đờm để giúp thông cổ họng, loãng đờm, giảm ngứa rát ở cổ họng.

Ngoài ra, có thể cho trẻ sử dụng kháng histamin để làm dịu cơn ho do dị ứng. Cần thận trọng với thuốc kháng histamin vì không phải ai cũng sử dụng được. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con sử dụng thuốc.

Sử dụng các biện pháp thiên nhiên như chanh, mật ong để giảm ho cho con

Bên cạnh sử dụng thuốc tây y, bố mẹ có thể lựa chọn một số mẹo dân gian để giảm ho kích ứng cho con:

– Ngậm chanh muối giúp giảm ho: Mẹ cần rửa sạch chanh, thái mỏng và ngâm với muối hạt. Sau đó cho con ngậm hoặc pha với nước để uống trước khi ngủ hay lúc thức dậy.

– Gừng tươi: Gừng cạo sạch vỏ, cắt miếng mỏng và đun với nước sôi khoảng 3 phút. Có thể thêm chanh hoặc mật ong để tăng hiệu quả giảm ho.

– Mật ong giúp giảm ho dị ứng trẻ em: Mật ong có tính kháng khuẩn, vị ngọt dễ uống nên mẹ hãy lấy 1 thìa mật ong pha với nước ấm để cho con uống. Điều này sẽ giúp con giảm ho đáng kể. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi để tránh gây ngộ độc cho trẻ.

– Nghệ tươi: Rửa sạch, cạo vỏ, giã nhuyễn rồi hấp cách thủy với mật ong 10 phút. Sau đó chắt lấy nước cho trẻ uống.

Các phòng ngừa ho dị ứng ở trẻ

Tình trạng ho dị ứng trẻ em có thể hạn chế được qua một số biện pháp dưới đây:

– Lau chùi những vật dụng dễ bám bụi trong nhà thường xuyên.

– Làm sạch đồ chơi của con thường xuyên.

– Nên thay ga giường, gối 2 tháng 1 lần.

– Vệ sinh mũi họng bằng nước muối thường xuyên cho trẻ.

– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh để sát khuẩn.

– Nâng cao thể trạng cho trẻ qua các thực phẩm bổ sung hàng ngày. Tăng cường vitamin, khoáng chất, chất xơ thay vì những đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.

Vui chơi với trẻ giúp tăng cường đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh

– Những trẻ có cơ địa dị ứng nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, nhất là những mùa phấn hoa nhiều.

– Cho con vui chơi ngoài trời nhiều hơn thay vì ngồi xem ti vi để nâng cao sức khỏe, đề kháng.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho mẹ những thông tin về tình trạng ho dị ứng trẻ em. Hy Vọng thông qua bài viết mẹ đã biết cách để phòng ngừa ho dị ứng cho con. Liên hệ 1800.9229 để được tư vấn miễn phí về các vấn đề sức khỏe.

Tài liệu tham khảo

 Marc Meth, MD, FACAAI, FAAAI (2021), Allergy cough: Triggers, home treatment, medicalnewstoday.com. Truy cập ngày 17/09/2022

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *