Ho đờm có máu – Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm không nên bỏ qua

Khi bị ho đờm có máu, bạn không được chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị càng sớm càng tốt. Vâỵ ho đờm có máu là triệu chứng của bệnh gì và cách điều trị thế nào? Mời độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Dược Tín Phong nhé!

Ho đờm có máu là bệnh gì?

Đờm là chất nhầy được tiết ra từ đường hô hấp thường có màu trong suốt và loãng. Thế nhưng khi có vấn đề ở sức khỏe, đờm sẽ đặc hơn và có sự thay đổi màu sắc: vàng, xanh, nâu hoặc có lẫn máu. Đờm có máu được chia làm 3 loại: đờm lẫn máu đỏ tươi, đờm có máu vón cục, đờm có lẫn tia máu. 

Đờm có máu có thể do mắc bệnh ở đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Theo nghiên cứu, ho đờm có máu thường do các bệnh ở đường hô hấp như:

Lao phổi

Nguyên nhân gây lao phổi là do nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis với biểu hiện thường gặp là ho dai dẳng, ho đờm có lẫn máu, sốt, đau tức ngực, khó thở, sụt cân, ra mồ hôi đêm… 

Lao phổi là một trong những căn bệnh gây ho đờm có máu

Giãn phế quản

Đây là biến chứng của bệnh lao phổi, áp xe phổi hoặc viêm phổi do hít phải dị vật…. Giãn phế quản sẽ làm cho phế quản và đường dẫn khí bị sưng to, giãn nở và xuất ra nhiều dịch nhầy. Lúc này người bệnh bị ho đờm có máu, đờm kéo dài, khó thở, thở có tiếng rít, sốt, đau tức ngực…

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đây là tình trạng đường thở bị thu hẹp lại gây khó khăn trong quá trình hô hấp. Người bệnh bị phổi tắc nghẽn sẽ có biểu hiện ho đờm nhiều, dịch đờm màu xanh hoặc có lẫn máu.

Ung thư phổi

Một căn bệnh tiến triển âm thầm và gây biểu hiện ho đờm có máu là ung thư phổi. Ban đầu các triệu chứng thường mờ nhạt nên khó phát hiện sớm. Khi khối u ở phổi tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ thấy ho đờm có máu kéo dài, đau tức ngực, khó thở, sụt cân nhanh chóng… và tiên lượng sống không cao nếu ở giai đoạn muộn.

Ho đờm có máu nguy hiểm không?

Như đã phân tích ở trên, ho đờm có máu là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm ở đường hô hấp. Tuy nhiên tùy vào mức độ và giai đoạn bệnh khác nhau, người bệnh có thể điều trị được, kiểm soát tốt bệnh tật.

===>>> Xem thêm: Những điều cần biết về ho có đờm kéo dài

Ho đờm ra máu là biểu hiện nguy hiểm do mắc bệnh lý nghiêm trọng ở đường hô hấp, trong đó có ung thư phổi

Ho đờm ra máu nguy hiểm nên khi thấy tình trạng ho đờm ra máu nhiều lần và không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đi khám ngay. Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, chỉ định thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết như xét nghiệm máu, X-quang phổi, CT ngực, nội soi phế quản… để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Điều trị ho đờm có máu như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, loại bệnh, mức độ nặng – nhẹ của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Người bệnh có thể cần sử dụng:

– Thuốc kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

– Thuốc kháng virus đối với những bệnh lý do virus gây ra.

– Thuốc giảm ho, long đờm đối với những trường hợp có biểu hiện ho đờm nhiều.

Tùy vào loại bệnh và mức độ nặng – nhẹ của mỗi người sẽ có đơn thuốc điều trị phù hợp.

– Phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị đối với trường hợp mắc ung thư phổi.

Điều trị bằng phương pháp nào, sử dụng loại thuốc ra sao và liều lượng như thế nào cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Người bệnh không nên tự chẩn đoán tình trạng sức khỏe và tự mua thuốc tây y để điều trị. Việc dùng sai thuốc, không đúng liều lượng và thời gian quy định có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Một số biện pháp hỗ trợ điều trị ho đờm có máu

Ngoài việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chú ý:

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thói quen sống tác động rất lớn tới quá trình hồi phục sức khỏe cũng như làm tăng nguy cơ tiến triển nặng hơn. Vì thế người bệnh nên:

– Từ bỏ thuốc lá: Trong thuốc lá chứa hơn 7000 chất hóa học, trong đó có tới 70 chất gây ung thư và hàng trăm chất độc gây hại cho sức khỏe. Do đó khi mắc bệnh ở đường hô hấp, người bệnh cần từ bỏ thuốc lá.

Nếu không hút thuốc, bạn cần tránh hít phải khói thuốc lá bằng cách sử dụng khẩu trang hoặc hạn chế tới nơi có khói thuốc.

– Hạn chế rượu bia: Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiêng rượu bia bởi lượng cồn lớn đi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, não bộ, gan, tim, dạ dày… nóng rát cổ họng và có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt với những trường hợp nặng cần dùng thuốc điều trị như lao phổi, ung thư phổi… thì việc sử dụng rượu bia cần hạn chế và bỏ ngay.

– Thường xuyên vận động: Để tăng cường sức khỏe và giúp cơ thể nhanh phục hồi, hệ hô hấp ổn định, giảm triệu chứng ho đờm… người bệnh nên vận động hàng ngày.

Tuy nhiên, một vài lưu ý đối với người bệnh cần tránh hoạt động mạnh, mang vác nặng, quá sức. Thay vào đó là các môn thể thao phù hợp với sức khỏe, duy trì thể lực hàng ngày như đi bộ, bơi lội, chơi cầu lông, đạp xe…

– Giữ môi trường sống thông thoáng: Bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi… rất dễ gây kích ứng và làm tình trạng bệnh ở đường hô hấp nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần giữ không gian sống sạch sẽ, trong lành, Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, hút bụi bẩn, giặt giũ rèm cửa, chăn màn,quần áo, phơi đồ vật dễ gây ẩm mốc như thảm trải sàn, khăn phủ bàn… ra nắng thường xuyên….

Chú ý tới chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh việc thay đổi lối sống sinh hoạt, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày để nâng cao sức khỏe.

– Bổ sung những thực phẩm giúp nâng cao sức khỏe, giảm tình trạng bệnh như mật ong giúp sát khuẩn họng, dịu cổ họng, long đờm; các loại gia vị như tỏi, hành, gừng… như những loại thuốc kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng viêm, nhiệt khuẩn, làm ấm cơ thể, tiêu đờm…

Chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe

– Thường xuyên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo; Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhằm tăng cường đề kháng như trái cây họ cam, quýt, đu đủ, rau họ cải…

– Cần tránh những thực phẩm khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, các loại bánh, kẹo ngọt…

– Uống nhiều nước như nước lọc hoặc các loại sinh tố trái cây, rau củ giúp làm loãng đờm, dịu cổ họng, bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Sử dụng kết hợp TPBVSK từ thảo dược tự nhiên

Một trong những giải pháp hỗ trợ giảm ho đờm có máu tại nhà là sử dụng kết hợp TPBVSK có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, lành tính. Với các sản phẩm hỗ trợ giảm ho, long đờm, ngăn ngừa các triệu chứng bệnh ở đường hô hấp từ thảo dược sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng, có thể sử dụng trong thời gian dài, không gây tác dụng phụ.

TPBVSK Bổ phế Kha tử Tín Phong được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP đầu tiên của Việt Nam. Sản phẩm có thành phần chính là 14 vị thảo dược tự nhiên như kha tử, cát cánh, trần bì, thiên môn đông, cam thảo, tỳ bà diệp… không chỉ giúp bổ phế, giảm các cơn ho ngắn ngày, mà còn hiệu quả với các trường hợp ho dài ho, ho mạn tính. Đặc biệt, hệ hô hấp được bảo vệ tối ưu, hạn chế khả năng tái phát.

Bổ phế Kha tử Tín Phong là sản phẩm đầu tiên trên thị trường không chứa đường, phù hợp với trẻ em, người bệnh tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch, béo phì…

Người bệnh không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng ho đờm có máu. Cần theo dõi sức khỏe và tới các cơ sở y tế để kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần được tư vấn, mời độc giả liên hệ theo số hotline 1800 9229 để được các Dược sĩ giỏi của Tín Phong giải đáp.

===>>> Xem thêm: Bổ phế kha tử Tín Phong: Giúp hỗ trợ giảm ho có đờm ho gió ho khan

Nguồn tham khảo

  1. Joana Cavaco Silva (2022). What causes blood in phlegm? Healthline. Truy cập ngày 20/10/2022.
  2. Ana Gotter (2021). What Causes Blood-Tinged Sputum, and How Is It Treated? Healthline. Truy cập ngày 20/10/2022.
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *