Ho khan kéo dài có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả

Không chỉ mệt mỏi, ho khan nếu để xảy ra kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy ho khan kéo dài có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Những điều cần biết về ho khan kéo dài

Theo các chuyên gia ho khan được biết đến là một loại ho không giúp đào thải chất nhầy ra khỏi cơ thể. Ho khan thường gây ra cảm giác khó chịu trong cổ họng khiến bạn cố gắng làm sạch cổ họng bằng cách tạo ra các phản xạ ho nhiều hơn, lâu dần càng khiến tình trạng ho càng trở nên xảy ra liên tục hơn. Chính vì vậy, ho khan còn được hay được gọi với tên gọi khác là ho không có đờm.

Ho khan hiện nay được chia thành 2 loại là ho cấp tính và mãn tính. Theo hiệp hội Phổi của Hoa Kỳ, ho không có đờm nếu kéo dài trên 8 tuần sẽ gọi là ho mãn tính.

Ho khan sẽ không trở thành triệu chứng đáng lo ngại nếu xảy ra trong thời gian ngắn, tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra dai dẳng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ mắc bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm.

Ho khan là tình trạng ho không tiết ra chất nhầy

Ho khan kéo dài có nguy hiểm không?

Hậu quả phổ biến nhất khi để tình trạng ho khan xảy ra kéo dài đó là tạo ra không khí giúp làm niêm mạc cổ họng của bạn bị kích ứng, khô dẫn đến bị đau họng, gây mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh.

Đặc biệt nếu không được hỗ trợ điều trị đúng cách và kịp thời ho khan kéo dài trên hơn 3 tuần có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của phổi như làm căng tức cơ ngực hoặc phổi, đau tức ngực khi ho,…

Đặc biệt với trẻ nhỏ, ho khan lâu ngày có thể làm trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống, khiến trẻ trở nên biếng ăn, lâu dần có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Khi ho khan xảy ra nhiều vào ban đêm còn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn bị khó ngủ, mất ngủ.

Không những vậy, tình trạng ho khan khi không được điều trị kịp thời sẽ có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng và có diễn biến nguy hiểm hơn như gây ứ huyết của tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch cổ nổi phồng,….thậm chí có thể làm phổi bị xơ hóa khiến tình trạng đờm, ho ngày càng diễn biến trầm trọng hơn.

===>>> Xem thêm: Ho khan: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Ho khan kéo dài có nguy hiểm không?

Ho khan kéo dài khi nào cần đến thăm khám bác sĩ?

Ho khan là một triệu chứng bệnh về đường hô hấp phổ biến hay gặp phải, với những trường hợp bị ho khan nhẹ dưới 8 tuần có thể sử dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà kết hợp sử dụng sản phẩm giúp giảm ho từ thiên nhiên là triệu chứng sẽ thuyên giảm.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ho khan trở nên nặng hơn, ho ngày càng không hết hoặc bắt đầu ho tiết ra máu hoặc chất nhầy màu xanh lá cây thì bạn nên đến thăm khám bác sĩ.

Hoặc bạn cũng nên khám bác sĩ ngay, nếu tình trạng ho khan xuất hiện kèm theo một số triệu chứng dưới đây, ho kèm theo thở khò khè, ho không có đờm kéo dài kèm cảm giác có gì mắc kẹt trong cổ họng, thở gấp hoặc khó thở, khó nuốt,…

Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất bạn nên đến gặp ngay bác sĩ nếu tình trạng ho khan kéo dài hơn 8 tuần, đây có thể dấu hiệu tiền ẩn bạn đang mắc phải một số bệnh tình nguy hiểm cần được chăm sóc y tế kịp thời.

Phương pháp điều trị ho khan kéo dài hiện nay

Việc điều ho khan khi xảy ra kéo dài, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để kê một số thuốc điều trị giúp giảm cơn ho cho người bệnh dưới đây:

Thuốc ho không kê đơn chứa các hoạt chất như dextromethorphan,.. có tác dụng ức chế trung tâm ho ở hành não giúp giảm phản xạ ho cho bạn.

Thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin: Giúp giảm tình trạng ho khan do dị ứng.

Kháng sinh: Nếu tình trạng ho khan kéo dài do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn giúp giảm tình trạng ho.

Sử dụng thuốc xịt, giãn phế quản: Giúp chống viêm, giãn đường thở, giảm tình trạng ho khan kéo dài do bệnh hen suyễn gây ra.

Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau: Khi ho kèm theo tình trạng bị sốt cao, bác sĩ sẽ kê sử dụng thuốc hạ sốt giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, không nên sử dụng thuốc ho kê đơn và không kê đơn cho trẻ, trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị ho khan

Biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà khi bị ho khan

Để giúp cải thiện tình trạng ho khan, bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà được khuyên bởi chuyên gia dưới đây giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục:

Giảm ho khan bằng cách sử dụng sản phẩm chứa các vị dược quý từ thiên nhiên như Bổ phế kha tử Tín Phong chứa kha tử vị dược liệu quý ngàn năm có nguồn gốc từ Tây Tạng, đây là nơi phật giáo rất phát triển.

Tương truyền từ 5000 năm về trước, hàng ngày các vị sư trong chùa đã ngậm trực tiếp quả kha tử và sử dụng nước sắc của quả kha tử để giúp giảm ho, giảm đau rát cổ họng sau thời gian đọc kinh niệm phật.

Ngày nay cùng với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng trong kha tử có chứa rất nhiều hoạt chất giúp giảm ho, long đờm, đau rát cổ họng hiệu quả. 

Và khi kết hợp kha tử cùng nhiều vị dược liệu dân gian khác có trong sản phẩm Bổ phế kha tử Tín Phong giúp giảm ho, long đờm an toàn và hiệu quả.

===>>> Xem thêm: Bổ phế kha tử Tín Phong – Hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm ho, đờm

Sử dụng Bổ phế kha tử Tín Phong giúp giảm ho khan an toàn hiệu quả

Uống đủ nước: Bổ sung nước ấm cho cơ thể giúp làm dịu cổ họng, hỗ trợ giảm tình trạng ho an toàn và hiệu quả. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mẹ chỉ nên bổ sung nước cho con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Nâng cao đầu khi ngủ: Nâng cao gối khi ngủ giúp thông thoáng đường thở, giảm tình trạng ho hiệu quả. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi bố mẹ không nên dùng gối cho con, nếu trẻ bị ho khan mẹ chỉ nên kê cao đầu cho con bằng 1 chiếc khan mỏng.

Ho khan kéo dài sẽ không trở nên nguy hiểm nếu được hỗ trợ điều trị kịp thời. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì vui lòng liên hệ ngay tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn.

Nguồn tham khảo

Sirisha Yellayi, DO, (2020), What can cause a dry cough?, medicalnewstoday.com. Truy cập ngày 05/10/2022.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *