Ho về đêm là bệnh gì? Ho nhiều về ban đêm ảnh hưởng như nào đến sức khỏe?

Mệt mỏi, mất ngủ do ho về đêm gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, học tập, làm việc của người bệnh. Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về đường hô hấp và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề trên qua bài viết sau đây:

Ho về đêm có thể là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân gây ho vào ban đêm

Ho là phản xạ có điều kiện của cơ thể để loại bỏ các tác nhân như dịch bài tiết, vi sinh vật, bụi bẩn… Mặc dù đây là phản xạ bình thường của cơ thể nhưng nếu tình trạng ho diễn ra vào ban đêm kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Để có thể khắc phục tình trạng ho nhiều về đêm, chúng ta cần tìm hiểu ra nguyên nhân gây ra ho là gì? Một số nguyên nhân có thể gây ho nhiều vào ban đêm:

Xuất phát từ một số bệnh lý

– Ho về đêm do bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản:

Trào ngược dạ dày thực quản gây ho về đêm

Trào ngược dạ dày thực quản dễ tái phát, khó điều trị và là bệnh lý mạn tính. Khi ngủ, acid dịch vị dễ dàng trào ngược lên thực quản kích thích niêm mạc gây nên phản xạ ho.

Ho do trào ngược dạ dày thường đi kèm với các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, khàn giọng, tức ngực…

– Hen phế quản gây ho về đêm

Bệnh hen phế quản gây co thắt, phù nề và tăng tiết dịch đường thở. Triệu chứng điển hình của bệnh là ho dai dẳng về đêm. Thông thường, người bị hen phế quản sẽ có những cơn ho khan nhưng khi có nhiễm khuẩn thì sẽ chuyển thành ho có đờm.

Tần suất cơn ho sẽ tăng dần về đêm và gần sáng do thời tiết lúc này lạnh hơn gây kích thích cơn ho.

Bên cạnh ho nhiều, hen phế quản còn có các triệu chứng như thở khò khè, thở rít, cảm giác tức ngực, đau ngực, nặng ngực….

– Do viêm xoang

Viêm xoang gây ra tình trạng nghẹt mũi mãn tính. Việc chất lỏng trong mũi không được đẩy ra ngoài đã chảy ngược xuống cổ họng, ứ đọng tại họng khi ngủ gây ho về đêm.

– Do cảm cúm, cảm lạnh

Đây là một trong những nguyên nhân gây ho về đêm phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn.

Vi khuẩn và virus xâm nhập vào đường thở gây kích ứng hệ hô hấp, viêm họng, tăng tiết dịch nhầy hô hấp. Khi bạn nằm nghiêng để ngủ sẽ gây chảy dịch, tích tụ dịch tại cổ họng, công thêm thời tiết ban đêm lạnh hơn nên gây ho nhiều.

Cảm cúm, cảm lạnh gây ho nhiều về đêm

– Viêm phổi gây ho nhiều về đêm

Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây ho nhiều về đêm, đặc biệt là người cao tuổi. Vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào phổi gây tổn thương tế bào, tăng tiết dịch hô hấp. Khi nằm ngủ dịch có thể chảy vào phế quản, kích thích cơn ho.

– Do ung thư phổi

– Nhiễm trùng đường hô hấp gây ho nhiều về đêm

Đa số các trường hợp nhiễm trùng hô hấp đều gây ho nhiều vào ban đêm. Đây đều là những bệnh lý tiến triển nhanh, để lại nhiều di chứng và cần điều trị kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân khác

– Do tác dụng phụ của thuốc:

Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ho khan như thuốc tăng huyết áp (thuốc ức chế men chuyển), thuốc điều trị tim mạch… Cơn ho sẽ dứt sau khi ngừng thuốc 4 ngày, nếu kéo dài hơn thì cần đi khám.

– Do dị ứng:

Phấn hoa, gián, bụi bẩn, lông động vật bám trên gối, chăn, ga có thể gây dị ứng. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho kéo dài vào ban đêm. 

Bên cạnh đó, nhiệt độ giảm xuống vào ban đêm cũng sẽ kích thích cơ địa nhạy cảm dẫn đến ho nhiều hơn khi gặp các dị nguyên.

Bụi bận, phấn hoa, lông thú gây ho nhiều về đêm

Để khắc phục tình trạng này, nên giữ ấm cơ thể khi ngủ, đóng cửa phòng vào mùa hoa nở, thường xuyên dọn dẹp phòng để loại bỏ dị nguyên có thể gây ra dị ứng.

– Cơ thể thiếu sắt có thể gây ho vào ban đêm:

Đây không phải là nguyên nhân chính nhưng việc thiếu sắt kéo dài cũng gây triệu chứng ho vào ban đêm. Việc thiếu sắt trong thời gian dài sẽ kích thích niêm mạc họng, gây ra cơn ho.

Vì vậy. bổ sung thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, trong đó có sắt sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa các cơn ho gây mất ngủ vào ban đêm.

Ho liên tục về đêm ảnh hưởng như nào đến sức khỏe?

Ban đêm là lúc cơ thể nghỉ ngơi để hồi phục lại sau một ngày làm việc vất vả. chuẩn bị năng lượng, tinh thần cho ngày làm việc tiếp theo.

Vì vậy, khi bạn ho về đêm nhiều sẽ gây tỉnh giấc, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi đủ gây mệt mỏi, stress.

Khi tình trạng này diễn ra lâu dài có thể gây suy nhược, khó tập trung và ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, làm việc cũng như chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, ho nhiều cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Do đó bạn không nên chủ quan, cần khắc phục sớm để tránh gây những hệ lụy sức khỏe sau này.

Ho nhiều về đêm gây mất ngủ, stress và ảnh hưởng đến công việc

Cách phòng tránh ho về ban đêm

– Sử dụng gối kê đầu, nằm nghiêng khi ngủ: Cách này sẽ giúp hạn chế chảy dịch vào cổ họng. Đồng thời hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm.

– Có lối sống lành mạnh: Có một lối sống tích cực, khoa học giúp nâng cao sức khỏe từ đó giúp phòng tránh ho nhiều về đêm và những bệnh lý nguy hiểm khác.

– Phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ: đây là điều quan trọng để giúp phòng tránh ho, nhất là những người có cơ địa dị ứng.

– Giữ ấm cơ thể khi ngủ: cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ dễ dẫn đến ho dai dẳng. Vì vậy, đừng quên giữ ấm cơ thể để không bị những cơ ho làm tỉnh giấc nhé.

Trên đây là những nguyên nhân và một số phòng ngừa ho về đêm. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe của gia đình và bản thân. Để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí)

Nguồn tham khảo

 Ten ways to relieve a nighttime cough, truy cập ngày 15/09/2022

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *