Thuốc chữa ho dị ứng dùng thế nào để hiệu quả nhất?

Ho dị ứng thường diễn ra nhiều nhất vào ban đêm hay sáng sớm khi thức dậy nên gây ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe, đời sống của người bệnh. Bài viết hôm nay sẽ thông tin đến bạn những thuốc chữa ho dị ứng thường được dùng hiện nay.

Ho dị ứng là gì?

Ho dị ứng hay ho kích ứng là tình trạng niêm mạc họng bị kích thích bởi các dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, thức ăn hay thời tiết… dẫn đến phản xạ ho.

Tình trạng ho dị ứng thường là ho thành cơn,  gặp nhiều nhất là về đêm, sáng sớm khi thức dậy hay khi thay đổi tư thế.

Đi kèm với cơn ho dị ứng thường là ho khan, ngứa rát cổ họng hoặc ho có đờm (đờm trong), khi làm xét nghiệm cận lâm sàng thì nồng độ bạch cầu không tăng.

Hen suyễn mãn tính cũng là bệnh lý có thể gây ra ho dị ứng. Khi đường thở bị kích thích bởi dị nguyên hoặc bị viêm, niêm mạc sẽ bị sưng phù, dễ co thắt gây ho và khó thở.

Ho dị ứng là tình trạng niêm mạc họng bị kích thích bởi các dị nguyên

Nguyên tắc điều trị ho dị ứng

Nguyên tắc trong điều trị bệnh nói chung, ho dị ứng nói riêng là loại bỏ các yếu tố gây ra bệnh và điều trị triệu chứng.

Để loại bỏ các yếu tố gây ra ho dị ứng, người bệnh cần:

– Hạn chế  tiếp xúc tối đa với môi trường có thể gây dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, khói thuốc lá.

– Không ăn những thực phẩm mà bản thân có thể bị dị ứng.

– Thời tiết khô hay lạnh đột ngột cũng là nguyên nhân có thể gây ra ho dị ứng nên điều cần làm là giữ ấm mũi, cổ họng, khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp.

– Giữ môi trường sống trong lành, sạch sẽ để hạn chế tái phát cơn hen suyễn.

– Ăn uống lành mạnh để tăng cường đề kháng

Nguyên tắc thứ 2: Sử dụng thuốc chữa ho dị ứng để điều trị triệu chứng.

Thuốc chữa ho dị ứng

– Thuốc chữa dị ứng kháng histamin: Việc tiếp xúc với các yếu tố lạ khiến cơ thể kích thích sản sinh ra chất trung gian hóa học histamin gây ra các phản ứng ngứa mắt, ho, chảy nước mũi, hắt hơi…. Sử dụng thuốc kháng histamin sẽ giúp hạn chế được tình trạng này.

+ Loratadin: Là thuốc dị ứng kháng histamin thế hệ 1 có tác dụng giảm hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi, …giúp giảm tiết dịch ở hệ hô hấp

+ Chlorpheniramine: thuốc chống dị ứng thế hệ 1 được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang, siro, tiêm…

Thuốc chữa ho dị ứng gồm các thuốc kháng histamin, cắt cơn ho, long đờm…

+ Promethazine hydrochloride: Thuốc kháng histamin H1 giúp an thần, chống dị ứng, giảm các biểu hiện của dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt…

Tác dụng phụ chung của những loại thuốc này là gây buồn ngủ, chống chỉ định dùng khi vận hành máy hay điều lái xe. Thuốc thường được dùng cho những người hay bị say tàu xe.

+ Alimemazin: Là thuốc chữa ho dị ứng, viêm mũi dị ứng cho ức chế, ngăn chặn sự hoạt động của histamin.

– Thuốc giảm ho khan:

+ Dextromethorphan: Được dùng ở những trường hợp ho mạn tính, ho khan do ức chế trung tâm gây ho ở hành não. Thuốc không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và thận trọng với người tiền sử hen suyễn, suy giảm hô hấp.

Liều dùng: 10 đến 20mg mỗi lần. Ngày không uống quá 120mg.

+ Noscapin: Tác dụng của Noscapin tương tự như dextromethorphan. Liều dùng: 15 đến 30mg mỗi lần, ngày uống 3 lần.

+ Codein: Là thuốc giảm ho gây nghiện. Thuốc giảm ho bằng cách ức chế trung tâm gây ho ở tủy não. Codein chống chỉ định cho trẻ dưới 1 tuổi, bà mẹ đang mang thai, cho con bú.

Liều dùng: 10 đến 20mg mỗi lần, mỗi ngày uống từ 3 đến 4 lần.

+ Pholcodin: Đây cũng là thuốc giảm ho thần kinh trung ương có cơ chế tương tự như codein nhưng tác dụng giảm ho cao hơn 1,6 lần, đồng thời ít gây ra tác dụng phụ hơn. 

– Thuốc giảm ho long đờm: 

+ Ambroxol: Là thuốc kê đơn được dùng để long đờm, loãng chất nhầy ở bệnh nhân ho có đờm. Liều dùng của ambroxol 30mg: 1 viên mỗi lần, ngày uống 3 lần cho cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.

Nếu dùng điều trị dài ngày thì sẽ giảm liều xuống còn 2 lần 1 ngày.

Sử dụng thuốc ho dị ứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe

+ Acetylcystein: Được dùng để tiêu nhầy, đờm đặc quánh do các bệnh lý về đường hô hấp. Thuốc không dùng cho bệnh nhân có tiền sử hen phế quản. Liều dùng 200mg mỗi lần, uống 3 lần mỗi ngày.

Acetylcystein có để dùng làm dung dịch để khí dung, mỗi ngày dùng từ 3 đến 4 lần để long đờm, tiêu nhầy.

+ Bromhexin: Được dùng để loãng đờm, từ đó giúp thông thoáng đường thở cho người bị ho có đờm. Đối với những người bị loét dạ dày tá tràng hay suy thận, cần thận trọng khi sử dụng bromhexin.

Liều dùng cho mỗi lần uống là từ 8 đến 16g, ngày uống 3 lần.

– Sử dụng các phương pháp chữa ho từ thiên nhiên:

Bên cạnh sử dụng thuốc chữa ho dị ứng từ tây y, bạn cũng có thể lựa chọn các phương pháp chữa ho bởi các thảo dược từ  thiên nhiên.

Bạc hà, chanh, gừng, quất, nghệ, lá hẹ, mật ong, lá cây xương sông… đều có tác dụng giảm do do dị ứng mà bạn có thể áp dụng.

Hiện nay, trên thị trường cũng rất đa dạng về sản phẩm chữa ho, bổ phế có thành phần từ thiên nhiên rất an toàn, hiệu quả. Bổ phế Kha Tử Tín Phong được bào chế từ 15 vị thảo dược cổ truyền như Kha Tử, Trần Bì, Cát Cánh, Viễn Chí, Tỳ Bà Diệp, Thiên Môn Đông, Tang Bạch Bì… giúp khử ho do dị ứng, long đờm, sát khuẩn hầu họng….

Sản phẩm được bào chế dưới 2 dạng cao lỏng cô đặc và viên ngậm nên có thể dùng được cho cả gia đình (trẻ trên 2 tuổi). Đặc biệt, do không chứa đường nên những người bị cao huyết áp, tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng.

Nếu cần có thêm những thông tin về bổ phế Kha Tử Tín Phong, liên hệ 1800.9229 để được giải đáp miễn phí từ chuyên gia.

Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ biết được những loại thuốc chữa ho dị ứng thường dùng và cách sử dụng thuốc khi bị ho dị ứng. Chúc bạn sức khỏe.

Tài liệu tham khảo

Cough Medicine, truy cập ngày 21/09/2022

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *