Tìm hiểu về nguyên nhân trẻ ho có đờm

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình luôn khỏe mạnh. Thế nhưng, trước tác động từ nhiều yếu tố, trẻ dễ bị ho có đờm. Hãy cùng Dược Tín Phong tìm hiểu về nguyên nhân trẻ ho có đờm và cách điều trị hiệu quả cho trẻ khi mắc bệnh nhé!

Nguyên nhân trẻ ho có đờm

Ho có đờm là biểu hiện tống các chất dịch làm tắc nghẽn đường hô hấp trong khí quản, phế quản, phế nang của phổi ra bên ngoài, giúp bé dễ thở hơn. Không phải tự nhiên trẻ gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân trẻ ho có đờm thường là do:

– Thay đổi thời tiết

Mỗi khi chuyển mùa, thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi, vì thế trẻ hay bị ho nhiều đờm, sổ mũi, sốt…

– Viêm họng cấp

Đây là bệnh lý ở đường hô hấp thường gặp ở trẻ em do virus xâm nhập gây nhiễm trùng. Trẻ bị viêm họng thường có biểu hiện cổ họng đau rát, sưng đỏ, sốt, ho đờm, ăn uống kém…

Mắc các bệnh ở đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản… là nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm

– Viêm phế quản

Virus xâm nhập vào họng, lây lan xuống khí quản và phế quản gây sưng, viêm. Trẻ bị viêm phế quản cũng có triệu chứng ho có đờm, kèm theo sốt, khò khè.

– Hen phế quản

Phế quản bị viêm và co thắt bất thường do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn sẽ khiến trẻ ho có đờm kèm khó thở, thở khò khè.

– Viêm phổi

Khi các mô kẽ và phế nang ở phổi bị viêm, vi khuẩn và virus sẽ xâm nhập và gây tắc nghẽn phế quản, oxy khó lưu thông. Tình trạng viêm phổi nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

– Ho gà

Trẻ ho có đờm còn có thể do mắc bệnh ho gà. Ban đầu bé ho nhẹ, sau đó cơn ho tăng dần lên kèm theo sổ mũi.

Ngoài ra, ho có đờm ở trẻ còn do những tác nhân khác như:

– Ô nhiễm môi trường

Nếu trẻ sống trong những nơi môi trường không trong sạch như gần khu thu gom rác thải, khu sản xuất công nghiệp nặng, trong nhà có nhiều khói thuốc lá… sẽ dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, gây ho nhiều, ho có đờm.

Dị ứng với thực phẩm, lông vật nuôi hoặc môi trường ô nhiễm… cũng khiến bé bị ho

– Dị ứng

Khi họng bị kích ứng với phấn hoa, lông vật nuôi, thực phẩm ăn uống hàng ngày như hải sản… cũng gây ho đờm cho bé.

Dấu hiệu nhận biết trẻ ho có đờm

Nếu để ý, cha mẹ sẽ thấy cơn ho của trẻ khác với mọi ngày bởi các dấu hiệu như:

– Kiểu ho: Ho theo từng cơn và kéo dài, trẻ ho đỏ mặt, phải mất một lúc mới dứt cơn ho.

– Âm thanh tiếng ho: Tiếng ho khàn khàn, nghe thấy đờm đặc, trẻ phải thở bằng miệng hoặc thở rít.

Tùy vào từng nguyên nhân trẻ ho có đờm sẽ có mức độ ho nặng – nhẹ khác nhau. Ho đờm ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt, học tập của trẻ. Cơn ho xuất hiện liên tục hoặc sau khi ăn xong khiến bé dễ bị nôn trớ, ăn uống kém, mệt mỏi.

Cách điều trị chứng ho có đờm của trẻ

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ho có đờm cho trẻ đang được nhiều cha mẹ áp dụng. Tùy vào thể trạng sức khỏe từng bé, mức độ ho đờm, cha mẹ sẽ áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.

Ho đờm nhẹ (mới ho, ít đờm)

Với những trường hợp mới ho có đờm và tình trạng đờm ít, các mẹ có thể sử dụng biện pháp tự nhiên chữa ho tại nhà cho bé. Các mẹo dân gian thường được áp dụng như:

Chữa ho có đờm cho bé bằng mẹo dân gian luôn được các mẹ ưu tiên sử dụng

– Lá diếp cá: giàu vitamin A, C, B, chất xơ và canxi, chất kháng viêm, chống oxy hóa, giúp ức chế các tác nhân gây bệnh ở đường hô hấp, giảm ho đờm cho bé hiệu quả.

Với diếp cá, mẹ thực hiện như sau: Lấy 200g diếp cá tươi, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Sau đó hòa thêm 1-2 muỗng mật ong, khuấy đều và cho bé uống 2-3 lần/ ngày.

– Gừng và đường phèn: Gừng có vị cay, tính ấm giúp giải cảm, giữ ấm cơ thể, sát khuẩn họng và giảm ho, long đờm rất tốt. Vì thế mẹ có thể sử dụng gừng kết hợp với đường phèn để trị ho đờm cho bé.

Với gừng, mẹ rửa sạch và thái lát, thêm vài viên đường phèn rồi chưng cách thủy. Sau 10 phút, tắt bếp, để nước cốt gừng và đường phèn nguội thì cho bé uống. Áp dụng liên tục phương pháp này tới khi khỏi cơn ho đờm cho bé.

Rất nhiều mẹo dân gian chữa ho cho bé được các mẹ truyền tai nhau áp dụng tại nhà. Với trường hợp ho nhẹ và mới chớm ho, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ có thể tham khảo để giảm ho cho bé. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, việc áp dụng mẹo dân gian không mang lại kết quả cao nên cha mẹ cần tham khảo thêm các phương pháp điều trị khác phù hợp hơn. Sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng cao lỏng hoặc viên ngậm tiện lợi cũng giúp bé giảm các cơn ho, long đờm, bổ phế khá tốt. Bổ phế Kha tử Tín Phong là một gợi ý lý tưởng cho mẹ có bé ho đờm.

Ho đờm nặng (ho lâu ngày, đờm đặc)

Với những trường hợp ho này, mẹ có thể tham khảo các phương pháp điều trị sau:

– Dùng TPBVSK Bổ phế Kha tử Tín Phong giúp hỗ trợ trị ho đờm ngắn ngày và dài ngày

Đây là một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nhiều gia đình Việt tin dùng. Không chỉ hiệu quả đối với các trường hợp chớm ho, ho đờm ngắn ngày mà sản phẩm đã được chứng minh phù hợp với cả những cơn ho đờm đặc, ho lâu ngày không khỏi, ho mắc các bệnh ở đường hô hấp.

Với thành phần là các vị dược liệu quý như kha tử, trần bì, viễn chí, tỳ bà diệp, thiên môn đông, cát cánh… Bổ phế Kha tử Tín Phong giúp nâng cao hiệu quả trong việc dưỡng phế, bổ phế, giảm ho, long đờm, sát khuẩn họng, giúp làm trong thanh quản, chữa khản tiếng hiệu quả.

Đặc biệt, sự có mặt của Kha tử – được coi là “Thần dược Tây Tạng” chứa các chất kháng sinh tự nhiên, kháng khuẩn, chống viêm, giúp bảo vệ đường hô hấp, ngăn ngừa các triệu chứng bệnh tái phát khi thời tiết chuyển mùa.

===>>> Xem thêm: Bổ phế kha tử Tín Phong: Giúp hỗ trợ giảm ho có đờm ho gió ho khan

Bổ phế Kha tử Tín Phong với thành phần là các vị thảo dược quý giúp trị ho đờm, long đờm, bổ phổi

Bổ phế Kha tử Tín Phong là sản phẩm đầu tiên trên thị trường không chứa đường, hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, không lẫn tạp chất hay thành phần độc hại, phù hợp cho trẻ nhỏ và những người béo phì, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường…

– Sử dụng thuốc tây y điều trị ho đờm cho trẻ

Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược tự nhiên, cha mẹ có thể sử dụng thuốc tân dược để điều trị ho đờm cho bé.

Các loại thuốc có thể sử dụng như:

Thuốc loãng đờm: Giúp đánh tan dịch nhầy, đờm dễ dàng được tống ra ngoài, giảm kích ứng họng, cải thiện cơn ho.

Thuốc giáng đờm: Kích thích cơ thể khạc và ho để tống đờm ứ ở niêm mạc đường hô hấp ra ngoài.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc tây y điều trị bệnh cho bé. Nếu dùng không đúng loại thuốc, liều lượng và độ tuổi sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, làm bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho bé. Tùy thuộc vào nguyên nhân trẻ ho có đờm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin cần biết về nguyên nhân trẻ ho có đờm, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị phù hợp. Nếu cần được tư vấn thêm, quý cha mẹ có thể liên hệ theo số hotline 1800 9229 để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo

  1. Evan Forster (2022). How to Decode Your Baby’s Cough. Parents. Truy cập ngày 24/9/2022.
  2. How To Diagnose And Care For Your Baby’s Cough. Mustelausa. Truy cập ngày 24/9/2022.
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *