Trẻ ho có đờm có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Trẻ ho có đờm có nguy hiểm không? Khi nào cần đưa bé đi khám? Điều trị ho có đờm cho trẻ như thế nào? … là những thắc mắc được nhiều cha mẹ quan tâm, tìm hiểu. Hãy cùng Dược Tín Phong đi tìm lời giải thông qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn yếu nên rất dễ mắc phải các bệnh lý ở đường hô hấp với các biểu hiện như sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi… Trong đó, ho có đờm là biểu hiện rất hay gặp phải. 

Trẻ ho có đờm có nguy hiểm không? 

Đây là thắc mắc được rất nhiều cha mẹ quan tâm khi con em mình bị ho có đờm.

Theo các chuyên gia y tế, ho có đờm được chia thành 2 cấp độ. Để biết trẻ ho có đờm nguy hiểm không cần dựa vào mức độ bệnh:

– Ho đờm cấp tính (cơn ho dưới 2 tuần) do cảm lạnh khi thay đổi thời tiết đột ngột hoặc cảm cúm do nhiễm virus, vi khuẩn thì không nguy hiểm và có thể điều trị khỏi nhanh chóng.

Trẻ ho có đờm có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều cha mẹ.

– Ho đờm mạn tính (ho kéo dài hơn 3 tuần) do mắc bệnh ở đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, bệnh tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn… được đánh giá là nguy hiểm. Bởi những cơn ho đờm do bệnh ở đường hô hấp thường tiến triển nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và có thể để lại di chứng nặng nề. 

Các biến chứng có thể gặp phải như suy hô hấp, nhiễm trùng phổi, ung thư phổi… nên cha mẹ không được chủ quan.

Khi nào cần đưa bé đi khám?

Không phải trường hợp bé ho có đờm nào cũng cần phải đi khám. Cha mẹ có thể tham khảo thêm màu sắc đờm nhầy và mức độ bệnh cụ thể của con em mình để biết mức độ nặng – nhẹ của bệnh.

– Đờm màu trắng: là loại đờm nhầy thường gặp khi bé bị dị ứng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Đờm loại này hay gặp và không nguy hiểm. Cha mẹ có thể tự điều trị cho bé tại nhà mà không cần tới viện khám.

– Đờm màu xanh: chứng tỏ bé bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây bệnh ở đường hô hấp như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản… Trong trường hợp này cha mẹ cần điều trị ngay để tránh tiến triển mạn tính, khó điều trị khỏi.

===>>> Xem thêm: Những điều cần biết về ho có đờm kéo dài

Cha mẹ nên cho bé đi khám nếu ho đờm nặng và màu sắc đờm bất thường

– Đờm màu gỉ sắt: cảnh báo nguy cơ bé mắc viêm phổi, giãn phế quản hoặc viêm xoang nặng. Những bệnh lý này nếu không điều trị sẽ gây biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

– Đờm lẫn máu: có thể do ho nhiều gây vỡ các mạch máu hoặc có thể do mắc bệnh lao phổi, ung thư phổi. Đây là tình trạng rất nguy hiểm mà cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

Khi trẻ ho có đờm, dù ở mức độ nào thì cha mẹ cũng không nên chủ quan. Cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé tại nhà, để ý các triệu chứng kèm theo (nếu có) như sốt cao, khó thở, khò khè, đau tức ngực, ho ra máu, mệt mỏi… Nếu tình trạng ho đờm nhiều kèm theo các triệu chứng bất thường ở đường hô hấp, cha mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Điều trị ho có đờm cho trẻ như thế nào?

Tùy vào mức độ nặng – nhẹ của tình trạng ho đờm ở trẻ mà cha mẹ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị ho đờm cho bé theo phác đồ của bác sĩ

Trường hợp trẻ ho có đờm nguy hiểm do các bệnh ở đường hô hấp như viêm phổi, giãn phế quản, viêm xoang mạn tính, viêm phế quản mạn tính… thì cha mẹ cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để cải thiện sớm bệnh

– Dùng thuốc giảm ho, long đờm, loãng đờm theo chỉ định của bác sĩ, đúng liều lượng, đúng thời gian sử dụng như đã quy định.

– Không tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Tự ý thay đổi phương thuốc điều trị có thể khiến bệnh của bé tiến triển phức tạp hơn, gây biến chứng nguy hiểm.

– Theo dõi sức khỏe của bé tại nhà, đưa bé đi khám lại nếu dấu hiệu bệnh không thuyên giảm. Hoặc khi hết liệu trình điều trị cần tái khám đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra lại sức khỏe, điều chỉnh đơn thuốc phù hợp.

Chữa ho đờm cho bé bằng TPBVSK Bổ phế Kha tử Tín Phong

Ngoài việc điều trị bằng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ có thể sử dụng kết hợp sản phẩm TPBVSK Bổ phế Kha tử Tín Phong để giảm ho đờm cho bé tại nhà.

Mẹ có thể cho bé sử dụng 5-10ml/ lần x 3 lần/ ngày hoặc ngậm 2-3 viên Bổ phế Kha tử Tín Phong để giảm ho đờm hiệu quả

Với sự kết hợp độc đáo của 15 vị thảo dược tự nhiên trong đó có thêm kha tử, trần bì, viễn chí… giúp phát huy tối đa công dụng:

– Bổ phế (nhuận phế, dưỡng phế) giúp bảo vệ hệ hô hấp, phòng tránh nguy cơ tái phát các bệnh lý ở đường hô hấp.

– Chỉ khái (trị ho): hỗ trợ giảm nhanh các cơn ho gió, ho khan, ho có đờm, ho ngắn ngày hoặc ho dài ngày không khỏi. 

– Hóa đờm (loãng đờm, long đờm): giúp đờm nhầy dễ dàng được tống ra ngoài qua phản xạ ho, ngăn đờm nhầy chảy ngược vào phế quản, phổi…

– Kháng khuẩn (sát trùng): loại bỏ các tác nhân gây bệnh ở đường hô hấp (như virus, vi khuẩn), làm thông thoáng đường thở, sát khuẩn họng, giảm sưng, đau đau cổ họng, chữa khản tiếng.

Bổ phế Kha tử Tín Phong là sản phẩm đầu tiên trên thị trường KHÔNG CHỨA ĐƯỜNG, vị ngọt tự nhiên từ thảo dược, dễ uống nên được nhiều mẹ tin dùng trị ho có đờm cho bé tại nhà. 

===>>> Xem thêm: Bổ phế kha tử Tín Phong: Giúp hỗ trợ giảm ho có đờm ho gió ho khan

Trẻ ho có đờm có nguy hiểm không đã được Dược Tín Phong giải đáp trong bài viết trên. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ bị ho có đờm. Cần áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện sớm bệnh cho trẻ. Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm Bổ phế Kha tử Tín Phong, quý cha mẹ có thể liên hệ hotline 1800 9229 để được hỗ trợ. 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *