Trẻ ho có đờm hay nôn trớ – Bố mẹ cần làm gì?

Trẻ ho có đờm hay nôn trớ khiến bố mẹ hết sức lo lắng. Thế nhưng cha mẹ cần hết sức bình tĩnh khi con gặp phải tình trạng này. Tham khảo ngay những thông tin dưới đây để biết cách điều trị cũng như chăm sóc trẻ phù hợp.

Xác định nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm hay nôn trớ

Ho có đờm là dấu hiệu thường gặp khi bé bị mắc bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, cảm cúm… Ho đờm nhiều gây kích thích cổ họng khiến bé bị nôn trớ thức ăn, sữa ra ngoài.

Trường hợp trẻ bị ho đờm nhưng không tống được ra ngoài mà nuốt ngược vào trong dạ dày, khiến bé có cảm giác buồn nôn, nôn trớ ra đờm lẫn thức ăn đặc + lỏng.

Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dạ dày còn nằm ngang, chưa chuyển hoàn toàn theo chiều dọc, các chức năng co bóp của dạ dày còn yếu nên dễ bị trào ngược. Lúc này các cơn ho đờm xuất hiện sẽ kéo theo nôn trớ thường xuyên.

Trẻ ho có đờm hay nôn trớ có thể do mắc bệnh ở đường hô hấp

Theo các chuyên gia y tế, trẻ ho đờm và hay nôn trớ sẽ khiến bé khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, thiếu hụt dinh dưỡng. Ho đờm và nôn trớ về đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ của cả bé và gia đình. Lời khuyên dành cho mẹ nên tham khảo các biện pháp khắc phục tình trạng ho đờm phù hợp. Khi cơn ho đờm thuyên giảm hoặc khỏi hẳn, bé cũng đỡ nôn trớ và không còn nôn trớ nữa.

Xử trí đúng cách khi bé bị ho đờm và hay nôn trớ

Bé ho đờm và nôn trớ có thể xuất hiện 1-2 lần/ ngày và kéo dài trong vài ngày. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bé ho đờm kéo dài dai dẳng và thường xuyên nôn trớ. Điều đầu tiên cha mẹ cần làm là giữ bình tĩnh, theo dõi tình trạng sức khỏe của bé và áp dụng đúng cách điều trị và chăm sóc bé tại nhà.

– Phương pháp điều trị ho đờm cho trẻ

Điều trị ngay các cơn ho của trẻ bằng việc sử dụng các mẹo dân gian như húng chanh, mật ong, lá hẹ, chanh đào, lê hấp đường phèn… Chữa ho đờm bằng mẹo tự nhiên dễ dàng thực hiện tại nhà, phù hợp với những trường hợp mới ho đờm, độ tuổi trẻ nhỏ (sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi). Nếu cơn ho đờm được kiểm soát thì tình trạng nôn trớ sau ho cũng sẽ cải thiện.

===>>> Xem thêm: Cách dùng kha tử trị ho cho bé an toàn và hiệu quả

Sử dụng TPBVSK có thành phần từ thảo dược tự nhiên giúp giảm ho, long đờm, giảm kích ứng họng gây nôn hiệu quả

Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng các sản phẩm TPBVSK như Bổ phế Kha tử Tín Phong, có thành phần 100% là dược liệu tự nhiên, giúp trị ho, long đờm an toàn cho bé.

Các vị dược liệu trong Bổ phế Kha tử Tín Phong như cát cánh, trần bì, viễn chí, kha tử, tỳ bà diệp, thiên môn đông, bạc hà diệp, bách bộ, mơ muối… không chỉ giúp giảm nhanh các cơn ho đờm ngắn ngày, mà còn hỗ trợ kiểm soát cơn ho đờm dài ngày. Đồng thời, thường xuyên sử dụng sản phẩm còn hỗ trợ bổ phế, dưỡng phế, ngăn ngừa sự tiến triển và tái phát của các bệnh ở đường hô hấp.

Với trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên có thể sử dụng Bổ phế Kha tử Tín Phong với liều lượng 5-10ml/ ngày x 3 lần/ ngày (chai cao lỏng 125ml). Hoặc sử dụng 2-3 viên ngậm mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát và loại bỏ dần các cơn ho đờm khó chịu gây nôn trớ.

Bổ phế Kha tử Tín Phong được nghiên cứu bởi đội ngũ Dược sĩ chuyên môn giỏi, lựa chọn kỹ lưỡng các thành phần dược liệu quý, sản xuất đúng quy trình tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- Asean, không lẫn tạp chất và hóa chất độc hại. Đặc biệt, sản phẩm không chứa đường, phù hợp với trẻ em và người bị tiểu đường, tim mạch, béo phì…

Theo dõi sức khỏe bé tại nhà và đi khám ngay nếu có dấu hiệu ho đờm và nôn trớ nhiều

Nếu trẻ ho có đờm hay nôn trớ nhiều, kèm theo các dấu hiệu bất thường như sốt, đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi, ngủ li bì, rối loạn ý thức… thì cha mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám. Qua kiểm tra, các bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

– Điều trị chứng nôn trớ khi ho đờm của bé

Khi bé ho và nôn trớ, cha mẹ nên bế áp ngực trẻ vào vai, vuốt lưng con theo chiều từ trên xuống dưới. Hành động này giúp hạn chế hiện tượng dịch trào ngược lên. 

Trường hợp bé đang nôn, cha mẹ nên cho bé ngồi nghiêng đầu ra trước hoặc nằm nghiêng để dịch nôn không tràn vào khí quản. 

Không được bế xốc khi trẻ đang nôn vì có thể khiến dịch nôn tràn vào đường thở gây khó thở, suy hô hấp.

Trẻ nôn nhiều cần bù nước điện giải hoặc cho bé uống nhiều nước lọc, sinh tố trái cây. Cho bé uống từ từ, từng ít một để bù nước và làm ướt cổ họng, ngăn tình trạng kích ứng họng gây ho.

Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ: cho bé ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, hạn chế thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng; tránh uống nước có ga…

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn thành nhiều bữa nhỏ để giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, tránh nôn trớ ra ngoài. Không nên ép trẻ ăn quá no hoặc cho bé nằm ngay sau khi ăn cũng dễ khiến bé nôn trớ.

– Chăm sóc bé bị ho có đờm hay nôn trớ

Ngoài việc điều trị triệt để cơn ho, cha mẹ cũng cần chú ý tới chế độ chăm sóc trẻ để ngăn ngừa ho đờm tái phát.

Súc họng bằng nước muối sinh lý giúp làm loãng đờm nhầy, sạch họng

Vệ sinh mũi họng cho bé mỗi ngày: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm loãng dịch nhầy. Súc họng bằng nước muối sinh lý giúp sát khuẩn họng và làm long đờm. Việc vệ sinh mũi họng cho bé trong khi bị ho đờm rất cần thiết để đờm nhầy dễ bị tống ra khỏi cơ thể, giảm ho đờm, không gây nôn trớ.

Tăng cường sức đề kháng cho bé: Cha mẹ có thể tăng cường đề kháng cho bé thông qua chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Đồng thời khuyến khích bé vận động mỗi ngày bằng các động tác thể dục phù hợp như làm việc nhà, đi bộ cùng bố mẹ, chạy nhảy, vui đùa ngoài thiên nhiên…

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa: Thời tiết thay đổi khiến trẻ dễ bị ho đờm do mắc bệnh ở đường hô hấp. Vì thế cha mẹ cần chú ý giữ ấm cơ thể cho bé bằng cách mặc ấm (choàng khăn, đeo tất, mặc quần áo ấm, đội mũ len, găng tay…) hoặc sử dụng thêm các loại tinh dầu để xông hoặc tắm giúp làm ấm cơ thể.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng trẻ ho có đờm hay nôn trớ. Hi vọng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp cha mẹ biết cách chăm sóc bé khi bị bệnh phù hợp. Nếu cần được tư vấn thêm, mời độc giả liên hệ hotline 1800 9229 để được hỗ trợ. 

Nguồn tham khảo

  1. Jesil Pazhayampallil (2022). How to Take Care of Your Toddler’s Cough. Whattoexpect. Truy cập ngày 6/10/2022
  2. Coughs and colds in children. Healthdirect. Truy cập ngày 6/10/2022
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *