Trẻ khò khè có đờm là bệnh gì? Điều trị thế nào?

Trẻ khò khè có đờm không phải là trường hợp hiếm gặp nhưng tình trạng này kéo dài khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Vậy trẻ khò khè có đờm là bệnh gì và cách điều trị ra sao? Mời độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược Tín Phong nhé!

Cách nhận biết trẻ khò khè, có đờm

Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý ở đường hô hấp với các triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt, đau họng… Khi không được phát hiện và điều trị đúng cách khiến các dấu hiệu nặng dần, gây ra biến chứng như ho nhiều, khò khè có đờm, khó thở.

– Tiếng ho khàn đục và khi đờm được tống xuất đờm ra ngoài sẽ có màu vàng hoặc xanh, đặc quánh.

– Trẻ thở khò khè, thở rít. Âm thanh này càng nghe rõ khi trẻ ngủ hoặc áp tai vào gần miệng trẻ.

– Trẻ khó thở và phải há miệng thở khi ngủ, môi khô, khó chịu, quấy khóc, chán ăn, bỏ bú…

Cha mẹ dễ dàng nhận biết biểu hiện khò khè có đờm của trẻ

Trẻ khò khè có đờm là bệnh gì?

Theo các chuyên gia y tế, thở khò khè là tình trạng đường thở bị tắc nghẽn gây ra âm thanh khò khè. Trẻ ho có đờm và khò khè thường bắt nguồn từ nguyên nhân mắc các bệnh lý ở đường hô hấp dưới như:

– Viêm tiểu phế quản

Bệnh lý ở đường hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, chủ yếu ở trẻ sơ sinh do viêm nhiễm cấp tính xảy ra ở các tiểu phế quản. Đây là nơi đảm nhiệm vai trò dẫn lưu oxy vào phổi.

Khi tiểu phế quản bị viêm, cha mẹ sẽ thấy trẻ có biểu hiện ho, sốt nhẹ, sổ mũi, thở khò khè, khó thở…Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh có thể diễn tiến nặng hơn gây biến chứng xẹp phổi, viêm phổi, suy hô hấp, ảnh hưởng tới tính mạng

– Viêm phế quản

Là tình trạng các ống phế quản bị viêm cấp hoặc mạn tính, thường là do vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…

Trẻ bị viêm phế quản sẽ có triệu chứng ho có đờm, khò khè, khó thở, sốt nhẹ. Nếu không điều trị sớm và đúng cách trẻ có thể bị viêm phế quản mạn tính hoặc viêm phổi.

– Hen phế quản

Là tình trạng phế quản bị viêm và co thắt bất thường bởi nhiễm vi khuẩn, cơ địa dị ứng với phấn hoa, lông vật nuôi… Triệu chứng thường thấy là ho đờm, khó thở, thở khò khè, sổ mũi…

===>>> Xem thêm: Trẻ ho có đờm có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

.
Viêm tiểu phế quản, hen phế quản, viêm phổi… là những bệnh lý thường gây ra tình trạng khò khè có đờm của trẻ.

– Viêm phổi

Đây là tình trạng mô kẽ và phế nang ở phổi bị viêm do nhiễm trùng. Bệnh xảy ra ở người suy giảm miễn dịch và trẻ nhỏ do đề kháng kém. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn, virus xâm nhập vào phế nang gây tăng tiết dịch, khiến trẻ sốt, khó thở, khò khè có đờm, đau tức ngực… 

Viêm phổi là bệnh lý nguy hiểm ở đường hô hấp có thể gây biến chứng nặng như tràn dịch màng phổi, áp xe phổi hoặc nhiễm trùng máu nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng phác đồ.

Ngoài ra, trẻ khò khè có đờm còn là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng và viêm V.A. Những bệnh lý thông thường và dễ điều trị dứt điểm.

Trẻ khò khè có đờm nguy hiểm không?

Như đã phân tích ở trên, tùy vào từng căn nguyên gây khò khè có đờm ở trẻ để xác định mức độ nặng – nhẹ của bệnh. Thông thường, nếu trẻ khò khè có đờm do viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi… được đánh giá là nguy hiểm cần được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời nhằm tránh biến chứng.

Trong các trường hợp ho khò khè có đờm nhẹ có thể điều trị tại nhà và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát và đẩy lùi sớm bệnh ra khỏi cơ thể.

Cách điều trị khò khè có đờm ở trẻ

Trẻ khò khè có đờm do mắc một hoặc nhiều bệnh lý ở đường hô hấp, vì thế cách điều trị thế nào cần dựa vào loại bệnh, mức độ bệnh và độ tuổi của trẻ.

Điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Khi thấy trẻ có biểu hiện mắc bệnh ở đường hô hấp, đặc biệt là xuất hiện các triệu chứng khò khè, ho nhiều đờm, sốt cao… cha mẹ nên đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám.

Cha mẹ cần đưa bé đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe

Qua khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh như nội soi tai – mũi – họng, chụp X-quang tim phổi… Tùy vào loại bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trường hợp nặng trẻ cần phải nhập viện điều trị nội trú, theo dõi sức khỏe. Trường hợp nhẹ, trẻ được kê đơn thuốc điều trị và hướng dẫn chăm sóc điều trị bệnh tại nhà.

Điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc thì cha mẹ có thể giảm ho đờm, khò khè cho trẻ bằng những biện pháp như:

– Vệ sinh mũi họng hàng ngày với dung dịch nước muối sinh lý: Với trẻ sơ sinh, cha mẹ nhỏ mũi hàng ngày cho bé. Với trẻ lớn hơn có thể rửa mũi hoặc tự súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch họng, long đờm nhầy.

– Cho trẻ uống nhiều nước giúp làm ẩm cổ họng và long đờm: Trẻ sơ sinh cần bú mẹ nhiều hơn. Trẻ từ độ tuổi ăn dặm có thể cho bé uống nước ấm hoặc sinh tố trái cây, rau củ để tăng đề kháng.

– Giữ ấm cơ thể cho bé đặc biệt là vùng ngực, mũi, họng, tai khi thời tiết chuyển mùa để ngăn ngừa tình trạng nhiễm lạnh.

– Sử dụng các sản phẩm giảm ho đờm từ thảo dược

Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm TPBVSK hỗ trợ giảm ho, long đờm an toàn cho bé mà cha mẹ có thể tham khảo như Bổ phế Kha tử Tín Phong.

Sản phẩm đang được bán tại khắp các hệ thống nhà thuốc toàn quốc và được đông đảo khách hàng tin dùng và đánh giá tốt.

Kết hợp sử dụng thêm TPBVSK tại nhà để giảm ho, long đờm, ngừa bệnh ở đường hô hấp tái phát

Sản phẩm được bào chế dưới 2 dạng: cao lỏng đóng chai 125ml và viên ngậm vô cùng tiện lợi. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà cha mẹ lựa chọn dạng bào chế phù hợp cho con.

Chỉ với 5-10ml/ lần x 3 lần/ ngày hoặc 2-3 viên ngậm/ ngày tùy vào độ tuổi sẽ giúp bổ phế, đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng bệnh ở đường hô hấp như ho gió, ho khan, ho có đờm, sưng đau rát cổ họng… của trẻ.

===>>> Xem thêm: Bổ phế kha tử Tín Phong – Hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm ho, đờm

Với thành phần chính là 14 vị thảo dược tự nhiên, được nghiên cứu bởi đội ngũ Dược sĩ chuyên môn giỏi, sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP – WHO đầu tiên ở Việt Nam, Bổ phế Kha tử Tín Phong được đánh giá là một trong những sản phẩm hỗ trợ giảm giảm ho hiệu quả và an toàn cho cả gia đình. Sản phẩm đã được Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng danh hiệu “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”.

Nguồn tham khảo

  1. Coughing and wheezing in children. Betterhealth. Truy cập ngày 27/10/2022.
  2. Tác giả Patricia Solo-Josephson, MD. Coughing. Kidshealth. Truy cập ngày 27/10/2022.
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *