Trẻ sơ sinh bị ho mẹ cần phải làm gì ? Lời khuyên từ chuyên gia

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp nhất là ho làm bố mẹ lo lắng. Vậy mẹ cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau để nhận được lời giải đáp từ chuyên gia.

Tất tần tật những điều cần biết về phản xạ ho

Ho được biết đến là một phản xạ tự vệ của đường thở, giúp tống đẩy các chất nhầy hoặc vật lạ ra khỏi cơ thể để làm sạch đường hô hấp, bảo vệ đường thở khỏi sự tắc nghẽn.

Ho có thể được thực hiện một cách có chủ đích hoặc thực hiện như một phản xạ của cơ thể giúp cơ thể tự chữa lành. Do đó, ho thường được biết đến là một triệu chứng điển hình của bệnh về đường hô hấp.

Có rất nhiều loại ho, dưới đây là một số cách phân loại tình trạng ho hiện nay:

Dựa vào thời gian gây bệnh

  • Ho cấp tính: Là tình trạng ho xảy ra đột ngột có thời gian kéo dài từ 2 đến 3 tuần.
  • Ho bán cấp: Là tình trạng kéo dài từ 3 đến 8 tuần.
  • Ho mãn tính: Những cơn ho kéo dài (hay những cơn ho dai dẳng) kéo dài hơn 8 tuần.
  • Ho khan: Được biết đến là một chứng ho mãn tính không đáp ứng với điều trị.

Phân loại tình trạng ho dựa vào chất nhầy

Ho được chia thành những loại sau:

  • Ho có đờm: là những cơn ho có kèm theo đờm hoặc chất nhầy.
  • Ho không có đờm (ho khan): Là tình trạng ho không kèm theo đờm.
Ho là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh

Dựa vào âm thành của tình trạng ho liên quan đến bệnh lý đường hô hấp

Ho sẽ được phân thành những loại sau:

  • Ho gà: Là bệnh lý nhiễm trùng về đường hô hấp gây ra tiếng ho giống như tiếng “khục khục”Ho ông ổng: Tình trạng ho giống như tiếng chó sủa, dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh viêm phổi.
  • Ho thở khò khè: Loại ho thường xảy ra khi đường thở bị tắc nghẽn, thường liên quan đến nhiễm trùng như cảm lạnh, hen suyễn, viêm phế quản,…

Một số cách phân loại khác

Ho về ban ngày, ho về đêm, ho kèm theo nôn mửa.

Trẻ sơ sinh thường gặp phải những loại ho nào?

Theo các chuyên gia bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng ho, tuy nhiên trẻ em đặc biệt trẻ sơ sinh hiện nay là đối tượng dễ hay gặp phải nhất vì cơ quan hệ hô hấp chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng kém nên rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công.

Trẻ sơ sinh thường gặp phải 2 loại ho phổ biến sau là ho khan và ho có đờm. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho không được điều trị kịp thời, chăm sóc đúng cách trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc một số dạng ho nguy hiểm như sau: ho ông ổng, ho gà…

Trẻ sơ sinh hay mắc phải tình trạng ho khan

Hậu quả khi để trẻ sơ sinh bị ho kéo dài

Hậu quả phổ biến thường gặp nhất khi trẻ bị ho kéo dài là khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống, hay bị nôn ói khi ăn, dẫn đến biếng ăn, đồng thời khiến trẻ ngủ không ngon giấc,…

Mắc dù ho được xem là một phản xạ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh về đường hô hấp, tuy nhiên nếu để tình trạng ho xảy ra kéo dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như trẻ có thể bị đau tức ngực, mệt mỏi, bỏ bú, khó thở…

Thậm chí khi trẻ bỏ bú, biếng ăn kéo dài có thể khiến cơ thể của trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí não của trẻ khiến trẻ bị sa sút về trí tuệ.

===>>> Xem thêm: Mẹ đã biết cách giảm ho về đêm cho bé như thế nào để an toàn, hiệu quả?

Mẹ cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho?

Khi trẻ sơ sinh bị ho thì theo các chuyên gia bố mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cho trẻ, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ đặc biệt là kháng sinh.

Bởi vì, lạm dụng kháng sinh nhất là nhóm kháng sinh Quinolon và Tetracyclin có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương răng của trẻ, gây tổn thương lên chức năng gan, thận.

Do đó, việc đầu tiên khi phát hiện trẻ bị ho, mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn, cho trẻ ngủ đủ giấc, tránh gió,…giúp nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.

Khi trẻ sơ sinh bị ho kèm theo một số dấu hiệu dưới đây, mẹ nên đưa trẻ đến khám ngay tại cơ sở uy tín:

Trẻ ho kèm theo sốt cao hoặc ho kèm thân nhiệt bị hạ.
Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức dậy, không chịu bú sữa mẹ hoặc bú ít đi.
Ho kèm theo thở khò khè, thở nhanh thở gấp trên 60 lần/phút.
Trẻ có biểu hiện người bị tím tái và co giật.

Mẹ cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho tại nhà

Nếu những trẻ bị ho nhẹ, mẹ chỉ cần chăm sóc đúng cách cho con bằng cách giữ ấm cho cơ thể trẻ, cho trẻ bú nhiều lần trong ngày hoặc cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ.

Với những trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi bị ho mà kèm theo tăng tiết chất nhầy ở mũi, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của trẻ, hút mũi giúp giảm chất nhầy, giảm sưng đường hô hấp giúp thông thoáng đường thở.

Còn với những trường hợp trẻ sơ sinh bị ho kèm theo sốt, mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của con, không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu trẻ có những dấu hiệu chuyển biến nặng hơn như trẻ mệt mỏi, bỏ bú, ho nhiều kèm theo đờm xanh, vàng,…bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám.

Bài viết trên chia sẻ những thông tin hữu ích hy vọng sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về tình trạng ho, từ đó lựa chọn được cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho an toàn và hiệu quả. Để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí).

Nguồn tham khảo

Dany Paul Baby, MD (2022), Cough Remedies for Babies and Toddlers, webmd.com. Truy cập ngày 14/09/2022.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *