Trẻ sơ sinh ho khò khè là do đâu? Có nguy hiểm không?

Bên cạnh ho có đờm, ho khò khè cũng là một trong những triệu chứng về đường hô hấp mà trẻ sơ sinh hay gặp phải gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh ho khò khè có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Những điều cần biết về ho khò khè

Ho khò khè là tình trạng ho thường xảy ra khi đường thở có dấu hiệu bị tắc nghẽn hoặc các đường dẫn khí dưới trong phổi bị thu hẹp.

Âm thanh thở bình thường của trẻ sơ sinh có thể khác nhau, khi trẻ đang ngủ chúng có thể chậm hơn và sâu hơn so với khi chúng còn thức và tỉnh táo.

Ho khò khè ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ thở ra những hơi thở có âm thanh chói tai, lạch cạnh, rít thô ráp như tiếng tuýt sao, dấu hiệu cho thấy không khí bị cản trở khi di chuyển trong đường hô hấp.

Theo các chuyên gia âm thanh của tiếng ho khò khè có thể khác nhau tùy thuộc vào phần nào của hệ thống hô hấp bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp do đó một số tiếng khò khè chỉ có thể nghe được bằng ống nghe, tuy nhiên chúng vẫn có thể nghe được bằng tai người.

Ho khò khè là dấu hiệu cảnh báo đường thở trẻ bị tắc nghẽn

Trẻ sơ sinh khi bị ho khò khè là biểu hiện của bệnh gì?

Theo các chuyên gia ho khò khè là một triệu chứng liên quan đến đường hô hấp, đây là triệu chứng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê hiện nay ước tính có tới 25 % đến 30 % trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng thở khò khè trong những năm đầu.

Do đó, khi trẻ bị ho khò khè có thể là do trẻ mắc phải một số bệnh lý sau:

Dị ứng

Khi đường thở của trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng sẽ khiến đường thở của trẻ tăng tiết chất nhầy, đờm. Trong khi trẻ nhỏ không biết hỉ mũi nên đờm có thể lắng đọng trong mũi và đường thở của bé.

Chính vì vậy, dị ứng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho khò khè, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, dị ứng thường không phải là nguyên nhân phổ biến.

Viêm tiểu phế quản

Vào những tháng mùa đông, viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến mà trẻ sơ sinh hay mắc phải.

Theo thống kê hiện nay có khoảng 80% nguyên nhân gây bệnh về đường hô hấp là do virus gây ra. Tuy nhiên, khi các tiểu phế quản trong phổi bị nhiễm khuẩn có thể dẫn đến khiến đường thở bị tắc nghẽn làm trẻ sơ sinh có thể bị ho khò khè.

Mắc viêm tiểu phế quản có thể khiến trẻ bị ho khò khè

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh lý về đường hô hấp mãn tính gây co thắt và sưng tấy trong các ống phế quản. Ho khò khè cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đang bị bệnh hen suyễn.

Phản xạ ho khò khè trong bệnh hen suyễn có thể là do sau khi trẻ nhỏ tiếp xúc với các chất dị ứng trong không khí như nấm mốc, phấn hoa, bụi nhà,…

Viêm phổi

Viêm phổi cũng là một căn bệnh về đường hô hấp xảy ra khi phổi bị nhiễm trùng. Khi trẻ bị viêm phổi

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những bệnh lý trên, Ho khò khè còn là dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc phải một số bệnh bẩm sinh như bệnh xơ nang.

Trẻ sơ sinh bị ho khò khè có nguy hiểm không?

Ho khò khè là dấu hiệu cảnh báo cho thấy trẻ sơ sinh đang có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm như bệnh viêm phổi, viêm tiểu phế quản,…

Nếu tình trạng này không được hỗ trợ điều trị đúng cách kịp thời, bệnh viêm phổi, viêm tiểu phế quản có thể tiến triển nhanh gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như nhiễm trùng máu, tràn dịch màng phổi, viêm màng não, tràn dịch màng phổi,…thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Không những vậy, ho khò khè khiến trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong việc ăn uống, ăn không ngon làm trẻ biếng ăn dẫn đến có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, trí não kém phát triển.

===>>>> Xem thêm: Trẻ bị ho là do đâu? Cách điều trị và chăm sóc trẻ thế nào phù hợp?

Ho khò khè ở trẻ có nguy hiểm không?
Ho khò khè ở trẻ có nguy hiểm không?

Cách xử trí khi trẻ sơ sinh khi bị ho khò khè

Dựa vào mức độ tình trạng ho khò khè của trẻ mẹ có thể áp dụng một số cách xử trí sau:

Trường hợp trẻ bị ho khò khè nhẹ

Theo các chuyên gia thông thường tình trạng ho khò khè của trẻ nếu ở mức độ nhẹ có thế hết sau vài ngày hoặc vài tuần. 

Để giúp trẻ giảm nhanh tình trạng ho thở khò khè, mẹ có thể áp dụng một số gợi ý chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Cho trẻ sơ sinh ăn nhiều bữa trong ngày bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, kết hợp cho trẻ bú sữa mẹ để nâng cao sức đề kháng. Mẹ nên cho trẻ sơ sinh ăn những thực phẩm mềm dễ nuốt,
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Tất cả các dụng cụ để sử dụng cho trẻ như dĩa, thìa, …nên được rửa riêng và tiệt trùng.
  • Đảm bảo phòng sạch sẽ, khô thoáng không nên đưa trẻ đến nơi khói bụi, có người hút thuốc lá.
  • Vệ sinh mũi cho trẻ: Với những trẻ bị ho khò khè kèm theo dịch nhầy ở mũi, mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa và hút mũi cho con.
  • Giữ ấm cho trẻ, tránh trẻ bị nhiễm lạnh, dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi.
Cho trẻ bú sữa mẹ giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh hô hấp

Trường hợp mức độ vừa và nặng

Khi phát hiện trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng khò khè khi ho kèm theo một số biểu hiện như sốt cao, chán ăn, bỏ bú, trẻ mệt mỏi, ngủ li bì, da xanh tím tái nhợt nhạt,…thì bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để gặp bác sĩ chuyên khoa.

Không nên tự ý sử dụng bất kể loại thuốc nào cho trẻ, trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu trẻ bị ho khò khè kèm theo sốt cao thì có thể cho trẻ sử thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên hy vọng sẽ giúp quý độc giả đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh ho khò khè là biểu hiện của bệnh gì và có nguy hiểm không. Để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết thêm vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí).

Nguồn tham khảo

Karen Gill, M.D (2017), Why Is My Baby Wheezing?, healthline.com. Truy cập ngày 15/09/2022.

Cleveland Clinic (2020), Wheezing, my.clevelandclinic.org. Truy cập ngày 15/09/2022.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *