Cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi không dùng thuốc

Trẻ dưới 1 tuổi bị ho đờm không phải là hiếm gặp. Cha mẹ lo lắng khi bé ho đờm nhưng cũng lo sợ việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Vậy cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi thế nào phù hợp? Cha mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây của Dược Tín Phong để biết cách khắc phục tình trạng bệnh ho đờm cho con nhé!

Với trẻ dưới 1 tuổi hệ miễn dịch còn yếu nên dễ mắc các bệnh lý ở đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… Trẻ có thể ho khan, ho gió hoặc ho nghe rõ tiếng đờm phát ra trong cổ họng. 

Bên cạnh triệu chứng ho, trẻ còn có thể bị sổ mũi, sốt, nghẹt mũi, thở khò khè, đau rát cổ họng, bỏ bú, biếng ăn, khó ngủ, nôn trớ…

Cha mẹ lo lắng không biết áp dụng phương pháp nào chữa ho đờm tại nhà cho con

Theo các chuyên gia y tế, với trẻ dưới 1 tuổi việc điều trị ho đờm cần hạn chế dùng thuốc. Các loại thuốc điều trị có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong cơ thể, khiến hệ miễn dịch của bé yếu đi và dễ dàng tái nhiễm hoặc mắc các bệnh khác. Do đó, cha mẹ nên tham khảo biện pháp điều trị không dùng thuốc

Cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi bằng gừng tươi

Theo Đông y, gừng có tính ôn, vị cay nên khi sử dụng sẽ giúp làm ấm cơ thể, kiểm soát và loại bỏ dần những cơn ho. Ngoài ra, đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên có trong củ gừng còn giúp khắc phục các vấn đề ở đường hô hấp, sát khuẩn họng, giảm sưng, đau rát cổ họng…

Với gừng, cha mẹ có thể thực hiện theo các cách sau:

  • Tắm nước gừng

Mẹ có thể đập nát nhánh gừng tươi rồi cho vào chậu nước tắm của bé hoặc đun sôi nước tắm với gừng. Sau đó pha nước tắm có lẫn gừng với nước sạch với nhiệt độ thích hợp để tắm cho bé. Hơi ấm nóng của gừng sẽ xông vào mũi, miệng của bé giúp cơ thể bé dễ chịu, giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, hỗ trợ loãng đờm, giảm ho hiệu quả.

  • Uống trà gừng

Với trẻ trong độ tuổi ăn dặm có thể uống nước, cha mẹ có thể sử dụng trà gừng cho bé uống để giảm ho đờm. Mẹ lấy vài lát gừng đã băm nhỏ, bỏ vào cốc nước ấm, hãm như hãm trà và chắt lấy nước cho bé uống. Nên sử dụng khi còn ấm, uống từng thìa nhỏ, 3-4 lần/ ngày.

===>>> Xem thêm: Ho đờm có máu – Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm không nên bỏ qua

Mẹ có thể dùng gừng trị ho đờm cho bé tại nhà không cần dùng thuốc

Một vài lưu ý khi sử dụng gừng trị ho đờm cho trẻ dưới 1 tuổi:

  • Tắm nhanh ở nơi kín gió, không nên dùng quá nhiều gừng có thể khiến da bé bị bỏng rát, kích ứng.
  • Mẹ có thể kết hợp cả 2: tắm nước gừng và uống nước gừng để tăng hiệu quả giảm ho, long đờm cho bé.
  • Nên duy trì phương pháp tắm nước gừng 2 lần/ tuần ngay cả khi đã hết ho đờm để giữ ấm cơ thể và phòng bệnh khi thời tiết chuyển mùa, mưa rét.

Chữa ho đờm cho bé với lá hẹ

Theo Đông y, lá hẹ có tính ấm, hơi cay, trợ khí, tiêu đờm, được sử dụng trong các bài thuốc chữa ho, cảm lạnh, cảm cúm.

Theo Y học hiện đại, trong lá hẹ có chứa các hoạt chất kháng sinh như allicin, odorine, sunfit… đặc biệt là Saponin có khả năng tiêu độc, long đờm hiệu quả. Chính vì thế, cha mẹ có thể sử dụng lá hẹ để trị ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi tại nhà mà không cần dùng thuốc.

Với lá hẹ, mẹ có thể áp dụng các cách sau:

  • Uống nước lá hẹ

Rửa sạch lá hẹ và thái khúc vừa ăn, bỏ vào bát nhỏ, thêm 2 thìa mật ong. Sau đó đem chưng cách thủy khoảng 20 phút, chắt lấy phần nước cốt để cho bé sử dụng mỗi ngày. Hoặc mẹ dùng lá hẹ, rửa sạch và giã nát cùng gừng tươi hoặc nghệ tươi. Thêm 2-3 viên đường phèn và chưng cách thủy khoảng 15 phút. Chắt lấy nước cốt cho bé uống 2-3 thìa cà phê mỗi lần, 2 lần mỗi ngày.

  • Ăn cháo lá hẹ

Khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm mà bị ho đờm mẹ có thể nấu cháo lá hẹ cho bé ăn. Cách nấu rât đơn giản: sử dụng 50g lá hẹ + 100g cháo (cháo thịt hoặc cháo xương). Lá hẹ rửa sạch, thái khúc, cho vào cháo và xay nhuyễn. Sau đó nấu lại cháo bé sử dụng.

Có thể trị ho đờm cho trẻ dưới 1 tuổi với lá hẹ
  • Chườm nóng

Ngoài việc uống nước lá hẹ hoặc nấu cháo, mẹ có thể sử dụng lá hẹ để chườm nóng cho bé. Mẹ chuẩn bị nắm lá hẹ tươi, nướng trên bếp, sau đó bọc lại bằng vải. Khi lá hẹ còn ấm, chườm vào các vị trí trên cơ thể bé như cổ, ngực, bàn chân… Duy trì chườm lá hẹ khoảng 20 phút mỗi ngày cũng giúp bé dễ chịu, giảm các triệu chứng bệnh ở đường hô hấp.

Vỗ rung giúp loại bỏ ho đờm cho trẻ dưới 1 tuổi

Một phương pháp tác động từ bên ngoài giúp giảm ho, long đờm cho bé dưới 1 tuổi là vỗ rung đờm. Phương pháp này mẹ có thể áp dụng tại nhà hoặc đưa bé tới cơ sở y tế để bác sĩ/ điều dưỡng thực hiện vỗ rung đờm cho bé.

Để vỗ rung đờm tại nhà, mẹ thực hiện như sau:

  • Đặt bé lên đùi, hướng lưng ra phía trước, phần trên hơi khum xuống.
  • Mẹ khum nhẹ bàn tay phải và vỗ dứt khoát từ vùng phổi của trẻ, vỗ từ dưới vỗ lên nhằm dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Mẹ có thể ước lượng vùng phổi từ ngang lưng trở lên, giữa 2 bả vai.
  • Mỗi lần vỗ rung từ 10-15 phút. Sau khi vỗ trẻ sẽ ho nhiều hơn để tống đờm ra ngoài hoặc nôn kèm đờm.
Vỗ rung đờm giúp bé dễ tống đờm nhớt ra ngoài qua phản xạ ho hoặc nôn trớ

Chú ý khi vỗ rung đờm cho bé tại nhà:

  • Kỹ thuật vỗ rung đờm chỉ áp dụng khi trẻ ho đờm, không dùng cho bé bị ho khan, ho gió.
  • Thời điểm vỗ rung đờm tốt nhất là vào buổi sáng khi trẻ mới ngủ dậy, đờm ứ đọng nhiều trong quá trình ngủ. Vỗ vào mỗi sáng sớm cũng giúp trẻ không bị nôn trớ thức ăn.
  • Không nên vỗ rung đờm khi trẻ vừa ăn xong hoặc bú no.
  • Trẻ dưới 1 tuổi không thể khạc đờm nên cha mẹ cần lấy khăn sạch lau trong khoang miệng và cuống lưỡi để kích thích bé nôn đờm.
  • Trường hợp bé ho đờm nhiều nhưng vỗ rung tại nhà không hiệu quả, cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở có dịch vụ vỗ rung đờm. 

Lưu ý khi điều trị ho đờm cho trẻ dưới 1 tuổi

Ở lứa tuổi nào trẻ cũng gặp phải tình trạng ho đờm. Vì thế cha mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ cần bình tĩnh và áp dụng phương pháp phù hợp để điều trị ho đờm tại nhà cho bé.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý:

– Cho trẻ bú nhiều hơn bình thường trong khi bị ho đờm để làm ẩm cổ họng và làm loãng đờm đặc. Với trẻ từ 6 tháng- 1 tuổi trong thời kỳ ăn dặm có thể cho bé uống nước ấm, nước trái cây, rau củ… 

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày của mẹ và của bé nhằm tăng đề kháng.

===>>> Xem thêm: Trẻ ho có đờm hay nôn trớ – Bố mẹ cần làm gì?

Rửa mũi cho bé hàng ngày giúp làm sạch đường thở, giảm ho đờm hiệu quả

– Vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Mẹ nhỏ mũi và hút mũi thường xuyên tránh dịch nhầy chảy xuống cổ, tràn vào phế quản, phổi hoặc chảy ngược vào tai gây viêm tai giữa, tụ dịch trong mũi gây viêm xoang…

Sử dụng tinh dầu xông phòng hoặc tắm cho bé cũng giúp thông thoáng đường thở, giúp giảm ho đờm cho bé.

Trên đây là những cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi không cần dùng thuốc mà cha mẹ có thể tham khảo để thực hiện tại nhà. Nếu tình trạng ho đờm của trẻ kéo dài không khỏi, cha mẹ nên đưa bé đi khám để có biện pháp xử trí phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, cha mẹ liên hệ hotline 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn tư vấn kỹ lưỡng.

Nguồn tham khảo

  1. Taylor Norris (2018). How to Treat a Cough in Toddlers at Home. Healthline. Truy cập ngày 22/10/2022.
  2. Jeannette Moninger và Nicole Harris (2022). 9 Natural Toddler Cough Remedies. Parents. Truy cập ngày 22/10/2022.
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *