Viêm phế quản mãn tính – Hiểu để biết cách phòng tránh hiệu quả

Theo thống kê có tới 8-10 % người bị viêm phế quản mạn tính tại các khu công nghiệp. Do đó, đây là căn bệnh về đường hô hấp phổ biến hay gặp phải hiện nay. thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm phế quản mãn tính là gì?

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng niêm mạc các ống phế quản bị viêm, dẫn đến bị kích thích gây ra ho và các triệu chứng về đường hô hấp kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm xảy ra trong 2 năm liên tiếp, loại trừ các bệnh như lao phổi, suy tim, ung thư phế quản, hen suyễn,…

Khi phế quản bị viêm kéo dài có thể khiến đường thở bị tắc nghẽn, dẫn đến gặp phải các triệu chứng điển hình như: ho kèm theo chất nhầy, thở khò khè, khó thở, tức ngực,…

Ngoài những triệu chứng thường gặp trên, khi phế quản bị viêm mãn tính còn có thể gây sốt, sưng ở chân và mắt cá chân, da xanh nhợt nhạt,…

 

Viêm phế quản mãn tính gây nên tình trạng ho kéo dài liên tục 3 tháng

Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính

Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính là do tiếp xúc với các chất kích thích làm tổn thương phổi và đường hô hấp. Theo thống kê hiện nay phát hiện ra rằng 75 % mắc phế quản mãn tính có tiền sử hút thuốc lá. Do đó, hút thuốc lá được biết đến là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh lý này..

Ngoài ra, tiếp xúc với một số tác nhân như khói thuốc lá thụ động, bụi, ô nhiễm không khí nơi làm việc, tiền sử gia đình thiếu alpha-1 antitrypsin có thể đóng một vai trò trong việc gây ra viêm phế quản mãn tính, yếu tố di truyền, tuổi tác, sức đề kháng kém, thời tiết thay đổi,…có thể khiến phế quản bị tổn thương dẫn tới viêm.

Sự khác biệt giữa viêm phế quản và viêm phổi

Viêm phế quản là tình trạng viêm đường dẫn khí đến phổi. Viêm phổi là tình trạng viêm ở phổi.

Theo các chuyên gia, viêm phế quản thường gây ra tình trạng viêm và tăng tiết chất nhầy trong không khí và phế quản khiến bạn ho nhiều. Còn viêm phổi gây ra tình trạng viêm và tăng tiết chất nhầy ở túi nhỏ trong phổi khiến bạn khó thở, ngoài ra có thể gây ho và sốt. 

Những biến chứng khôn lường của viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính gây ra tình trạng tắc nghẽn đường thở, tăng tiết chất nhầy, đau đầu, đau cơ,…do đó hậu quả phổ biến nhất khi phế quản bị viêm là gây khó thở cho người bệnh.

Đặc biệt, nếu không có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, bội nhiễm phổi gây viêm phổi thùy,…

Không những vậy, viêm phế quản nếu xảy ra kéo dài có thể gây giãn phế nang, khí phế thũng, tâm phế mạn dẫn đến gây suy tim, suy hô hấp, khiến các mô xung quanh phổi bị sưng tấy, lên mủ dẫn tới áp xe phổi từ đó có thể dẫn đến tử vong gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

====> Xem thêm: Viêm phổi – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Phế quản bị viêm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới áp-xe phổiPhế quản bị viêm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới áp-xe phổi

Phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính hiện nay chưa có cách chữa khỏi, chính vì vậy phương pháp điều trị hiện nay khi mắc phải tình trạng này là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh gây ra bằng cách điều trị thuốc tây và thay đổi lối sống.

Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng của bệnh, bác sĩ có thể kê một số thuốc điều trị sau;

  • Thuốc giãn phế quản: Sử dụng thuốc giãn phế quản giúp giãn đường dẫn khí trong phổi, đồng thời giúp giảm tình trạng viêm trong phổi.
  • Theophylin: Là thuốc uống giúp giãn các cơ trong đường hô hấp từ đó giúp giảm bớt khó thở.
  • Thuốc chống viêm steroid: Nếu sử dụng thuốc giãn phế quản và theophylin không cải thiện triệu chứng khó thở, bác sĩ có thể kê toa steroid giúp giảm sưng viêm và co thắt đường dẫn khí của bạn từ đó giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu trên đường hô hấp.

Sử dụng liệu pháp oxy: Phương pháp điều trị này sử dụng cho những trường hợp phổi bị viêm ở mức độ nghiêm trọng, khi phổi của bạn bị tổn thương đến mức đo khiến lượng oxy trong máu rất thấp, cần hỗ trợ sử dụng máy trợ thở.

Liệu pháp phục hồi chức năng: Nhằm giúp cải thiện nhịp thở và sức khỏe tổng thể của bạn. Nếu viêm phế quản mãn tính khiến bạn thường xuyên bị hụt hơi, sử dụng liệu pháp phục hồi chức năng phổi giúp kiểm soát bệnh.

Ghép phổi: Khi phế quản viêm ở mức độ nặng mà không có khả năng tự hồi phục, bác sĩ có thể chỉ định ghép một lá phổi hoặc 2 lá phổi mới.

Dựa vào mức độ tình trạng viêm phế quản bác sĩ có thể kê một số thuốc điều trị sau

Biện pháp hồi phục sức khỏe tại nhà

Thực hiện thay đổi lối sống và các biện pháp chăm sóc tự nhiên giúp giảm bớt các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính.

Tập thể dục: Giúp nâng cao sức khỏe, đồng thời cải thiện các cơ của đường thở giúp bạn đào thải chất nhầy dễ dàng hơn.

Bỏ hút thuốc lá: Bỏ hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá giúp giảm nguy cơ mắc phải viêm phế quản.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên hỗ trợ bổ phế, giảm ho: Viêm phế quản mãn tính gây ra những cơn ho kéo dài. 

Theo quan niệm của Đông y phổi là cơ quan quan trọng của cơ thể vì vậy muốn trị ho hiệu quả ngoài chú trọng đến việc giảm triệu chứng để giúp khắc phục tình trạng này bạn còn nên chú trọng đến việc bổ phế bằng cách sử dụng các sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược quý từ thiên nhiên như Bổ phế kha tử Tín Phong không chỉ giúp bổ phổi mà còn giúp giảm ho, đờm hiệu quả.
===>>> Xem thêm: Bổ phế kha tử Tín Phong: Giúp hỗ trợ giảm ho có đờm ho gió ho khan

Sử dụng Bổ phế kha tử Tín Phong giúp hỗ trợ bổ phế, giảm ho hiệu quả

Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên hy vọng sẽ giúp độc giả hiểu được viêm phế quản mãn tính cũng như nguyên nhân gây ra vấn đề này từ đó lựa chọn được biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì vui lòng liên hệ ngay tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn.

Nguồn tham khảo

Lauren Castiello, MS, AGNP-C (2021), Understanding Chronic Bronchitis, healthline.com. Truy cập ngày 20/10/2022.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *