Viêm phổi – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Không chỉ hay gặp ở trẻ nhỏ, viêm phổi còn được biết đến là bệnh lý rất dễ gặp ở người lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của hệ hô hấp. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh lý này để biết cách chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng làm nhiễm trùng một hoặc hai phổi, dẫn đến viêm các túi khí của phổi, làm các phế nang chứa đầy dịch, mủ, gây khó thở, có nguyên nhân là do:

Viêm phổi do virus

Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh về đường hô hấp, nhiễm một số virus sau có thể khiến phổi bị viêm có kể đến như virus cúm, virus hợp bào hô hấp, virus corona, nhiễm Sars-CoV-2,…

Theo thống kế, virus là nguyên nhân phổ biến gây bệnh phổi cho trẻ em dưới 5 tuổi. Phổi bị tổn thương, viêm do virus thường nhẹ. Tuy nhiên tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi nhiễm virus Coronavirus 2019 (COVID-19).

Nhiễm virus corona có thể khiến phổi bị tổn thương

Vi khuẩn

Hiện nay có rất nhiều vi khuẩn có thể khiến phổi bị tổn thương, viêm nhiễm. Nguyên nhân phổ biến khiến phổi bị viêm là do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, tình trạng này có thể xảy ra sau khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm hoặc cơ thể có thể tự nhiễm phải gây ảnh hưởng đến một phần thùy của phổi.

Ngoài ra, mắc viêm ở phổi còn có thể do một số chủng vi khuẩn khác như mycoplasma pneumoniae, legionella pneumophila, haemophilus influenzae, các chủng vi khuẩn gây tình trạng viêm ở phổi do bệnh viện hoặc cộng đồng,…

Nấm

Tình trạng viêm ở phổi này sẽ hay gặp nhất  ở những người có vấn đề sức khỏe mãn tính hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu 

Viêm phổi thường có mấy giai đoạn?

Dựa trên vùng phổi bị tổn thương, tình trạng viêm ở phổi thường được chia thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Viêm phế quản phổi

Viêm phế quản phổi là tình trạng viêm xảy ra ở 2 phổi ở cả phế nang phổi và phế quản là những ống dẫn khí quản đến phổi của bạn.

Giai đoạn 2: Viêm phổi thùy

Mỗi lá phổi được tạo bởi các thùy, viêm phổi thùy là bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở một hoặc nhiều thùy phổi. Bệnh viêm ở phổi thùy nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể khiến phổi bị tắc nghẽn. 

Mô phổi bị viêm và xuất huyết nặng nề đồng thời chất nhầy chứa đầy vi khuẩn lây nhiễm tích tụ trong các túi khí, lâu dần khiến gan bị tổn thương có thể dẫn tới áp xe phổi.

viem-phoi-2
Viêm phổi thùy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Những triệu chứng điển hình khi phổi bị viêm

Phổi là một bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể do đó khi phổi bị viêm có thể gặp phải các triệu chứng từ nhẹ đến nặng thậm chí là nguy hiểm đến sức khỏe như sau: 

  • Sốt, ho có thể tạo ra chất nhầy, đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh
  • Khó thở xảy ra ngay cả khi thực hiện các hoạt động bình thường hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi, đau ngực nặng hơi khi bạn thở hoặc ho.
  • Cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, buồn nôn, đau đầu.

Theo các chuyên gia các triệu chứng khi bị viêm ở phổi có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn cụ thể như sau:

Đối với trẻ sơ sinh: Khi phổi bị nhiễm trùng trẻ sơ sinh ít gặp các triệu chứng có thể không rõ ràng, tuy nhiên trẻ có thể hay bị nôn trớ, ăn uống kém, mệt mỏi.

Với trẻ dưới 5 tuổi: Viêm ở phổi có thể khiến trẻ có thể thở nhanh hoặc thở khò khè.
Người lớn: Khi bị viêm ở phổi có thể mắc phải các triệu chứng nhẹ hơn.

===>>> Xem thêm: Ho khan kéo dài có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả

Cách chẩn đoán viêm phổi

Khi nghi ngờ phổi của bạn bị tổn thương, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các biện pháp sau:

  • Chụp X quang: Giúp bác sĩ chẩn đoán và xác định mức độ cũng như vị trí của nhiễm trùng ở phổi. 
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được sử dụng để xác nhận nhiễm trùng và cố gắng xác định loại sinh vật gây ra nhiễm trùng.
  • Đo oxy máu: Giúp kiểm tra chức năng của phổi.
  • Xét nghiệm đờm. Phân tích mẫu chất lỏng từ phổi của bạn (đờm) được lấy sau một cơn ho sâu giúp xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng.
  • Chụp cắt lớp. Nếu tình trạng viêm ở phổi của bạn mãi không tiến triển, bác sĩ có thể đề nghị chụp CT ngực để có được hình ảnh chi tiết hơn về tình trạng của phổi.
  • Cấy dịch màng phổi:  Để giúp xác định loại nhiễm trùng ở phổi.
Chụp X-quang giúp bác sĩ chẩn đoán mức độ tổn thương và tình trạng viêm của phổi

Phương pháp điều trị viêm phổi

Hiện nay phác đồ điều trị của viêm ở phổi là giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Một số trường hợp mắc phải viêm ở phổi cộng đồng có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc, các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm trong vài ngày hoặc vài tuần, nhưng cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài một tháng hoặc hơn.

Tùy thuộc vào loại viêm ở phổi và mức độ nghiêm trọng của viêm ở phổi, tuổi tác mắc bệnh. Bác sĩ có thể kê một số phương pháp điều trị cụ thể như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.
  • Thuốc ho: Để làm dịu các cơn ho, giảm tình trạng ho kéo dài gây ra.
  • Thuốc hạ sốt: Khi phổi bị tổn thương gây sốt, bác sĩ có thể kê thuốc hạ sốt như acetaminophen, ibuprofen,…để giúp hạ sốt.

Cách chăm sóc sức khỏe khi bị viêm phổi

Trong quá trình điều trị viêm ở phổi để cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Sử dụng thuốc kê đơn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc theo đúng quy định giúp phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của viêm ở phổi gây ra.

Ăn uống khoa học, dành thời gian nghỉ ngơi

Khi phổi bị viêm hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng do đó bạn xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp dành thời gian nghỉ ngơi để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Uống đủ nước mỗi ngày

Bổ sung đủ nước mỗi ngày cho cơ thể giúp loãng đờm, chất nhầy duy trì độ ẩm cho đường thở từ đó giúp người bệnh dễ khạc đờm ra ngoài.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên giúp làm giảm tình trạng ho

Viêm ở phổi thường khiến bạn bị ho, như chúng ta đều biết ho giúp loại bỏ chất nhầy (đờm) ra khỏi cơ thể, hạn chế tình trạng phổi bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, tình trạng ho nếu để xảy ra kéo dài có thể làm tăng áp lực lồng ngực, tức ngực,…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Trong khi, nếu  sử dụng thuốc tây để giảm ho kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ do đó để giúp giảm tình trạng ho bạn có thể dùng sản phẩm giảm ho chứa những vị dược liệu quý từ dân gian như Bổ phế kha tử Tín Phong với thành phần chính là kha tử đã được nhiều nghiên cứu khoa chứng minh giúp giảm ho, đau họng an toàn hiệu quả.

===>>> Xem thêm: Bổ phế kha tử Tín Phong: Giúp hỗ trợ giảm ho có đờm ho gió ho khan

Bổ phế kha tử Tín Phong chứa thành phần thiên nhiên giúp giảm ho hiệu quả

Không những vậy, Bổ phế kha tử Tín Phong còn bổ sung thêm bách bộ, tỳ bà diệp, cát cánh, cam thảo,.. có công năng trừ ho, hóa đờm, bổ phế giúp gia tăng hiệu quả trong việc bổ phế, hỗ trợ giảm ho, long đờm an toàn và hiệu quả.

Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ được triệu chứng và nguyên nhân gây viêm phổi từ đó biết cách điều trị hiệu quả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì vui lòng liên hệ ngay tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn.

Nguồn tham khảo

Lauren Castiello, MS, AGNP-C (2021), Everything You Need to Know About Pneumonia, healthline.com. Truy cập vào ngày 15/10/2022.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *