Mách bạn 3 cách thoát khỏi cổ họng bị khô và có đờm

Cổ họng bị khô và có đờm là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như thời tiết hanh khô, thay đổi thời tiết, cảm lạnh, viêm họng,…Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, đừng lo lắng! Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị cổ họng bị khô và có đờm một cách hiệu quả.

Tại sao cổ họng lại bị khô và có đờm?

Mách bạn 3 cách thoát khỏi cổ họng bị khô và có đờm
Tại sao cổ họng lại bị khô và có đờm?

Cảm giác khô, ngứa cổ họng có đờm không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Đôi khi, tình trạng này tự giải quyết sau một thời gian ngắn, nhưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý cần quan tâm.

Vậy hay bị khô cổ họng là bệnh gì?

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gặp, các bạn có thể tham khảo:

Cảm lạnh

Cảm lạnh thường là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khô cổ họng và tạo đờm. Khi bị cảm, các biểu hiện phổ biến như đau cổ họng, chảy nước mũi, và ho thường xuất hiện. Tắc nghẽn mũi buộc bạn phải hít thở qua miệng, làm tăng cảm giác khô và đau ở cổ họng. Đờm có thể hình thành do viêm họng hoặc từ dịch mũi chảy ngược xuống cổ họng.

Viêm họng

Viêm họng là một tình trạng thường gặp, gây nên bởi sự xâm nhập của virus hoặc vi khuẩn, dẫn đến các triệu chứng như sưng đỏ và đau rát ở cổ họng. Thông thường người bệnh sẽ  cảm thấy khô và ngứa rát cổ họng, đôi khi kèm theo đờm màu trắng.

Dị ứng – Viêm mũi dị ứng

Các yếu tố như bụi bẩn, phấn hoa, và lông thú thường vương vãi trong không khí, đặc biệt trong thời tiết khô hanh. Hầu hết các hạt này bị giữ lại bởi lông mũi và chất nhầy, nhưng một phần nhỏ có thể lọt sâu vào. Khi tiếp xúc với chúng, hệ miễn dịch phản ứng để đẩy chúng ra ngoài cơ thể thông qua ho, hắt hơi. 

Tuy nhiên, đôi khi phản ứng quá mức của hệ miễn dịch có thể gây ra tắc nghẽn mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi và tăng áp lực xoang. Tình trạng này thường dẫn đến cổ họng khô và sự hình thành đờm.

Cảm cúm

Bệnh cảm cúm xuất phát từ sự xâm nhập của virus vào cơ thể, với các biểu hiện tương tự cảm lạnh. Đi kèm với cảm cúm là các triệu chứng như sốt, đau đầu và cảm giác mệt mỏi. Một trong những dấu hiệu phổ biến của việc nhiễm cúm là cổ họng khô và sự xuất hiện của đờm, cho thấy sự xâm nhập của virus cúm.

Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Tình trạng này xảy ra khi dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích ứng và làm khô cổ họng, tạo đờm, cùng cảm giác khó chịu khi nuốt. Nếu bạn thường xuyên trải qua ợ hơi, ợ chua, và cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị, bạn có thể đang mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Uống không đủ lượng nước cần thiết

Khi cơ thể không nhận đủ lượng nước cần thiết, sự sản xuất nước bọt và chất nhầy giảm sút, dẫn đến tình trạng khô cổ họng. Những biểu hiện khác của việc thiếu nước bao gồm nước tiểu đậm màu, cảm giác mệt mỏi và khát nước. Bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng cổ họng bị khô và đờm.

Sử dụng các loại nước uống gây mất nước

Sử dụng các loại nước uống gây mất nước

Các loại thức uống chứa caffeine như trà và cà phê khiến cơ thể tiểu tiện nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ thiếu nước nếu không được bổ sung kịp thời. Ngoài ra, rượu bia chứa cồn cũng làm tăng tiết nước tiểu và gây khô rát cổ họng, thậm chí tạo đờm.

Thói quen thở bằng miệng khi ngủ

Các nguyên nhân khiến bạn thở bằng miệng trong lúc ngủ có thể do viêm xoang mạn tính, viêm mũi, sự hiện diện của polyp mũi hoặc dị hình vách ngăn mũi, và thậm chí là hội chứng ngưng thở khi ngủ. Thói quen này không chỉ khiến cổ họng trở nên khô và tạo ra đờm, mà còn có thể dẫn đến hơi thở có mùi vào buổi sáng và cảm giác mệt mỏi do giấc ngủ không sâu.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ gây ra tình trạng khô cổ họng và tạo đờm, mà còn mang lại nhiều tác động tiêu cực khác đối với sức khỏe. Khói thuốc chứa hàng loạt hóa chất độc hại có thể làm tổn thương niêm mạc cổ họng, gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài.

Một số nguyên nhân khác

Các yếu tố môi trường xung quanh cũng góp phần làm tăng nguy cơ khô cổ họng và hình thành đờm. Các yếu tố này bao gồm:

  • Không khí khô do sử dụng máy lạnh: Máy lạnh làm giảm độ ẩm trong không khí, gây khô và kích thích cổ họng.
  • Thời tiết hanh khô: Mùa khô mang lại độ ẩm thấp trong không khí, làm tăng khả năng khô cổ họng và kích thích tạo đờm.
  • Môi trường làm việc có nhiều bụi và hóa chất: Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi và hóa chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cổ họng, tăng nguy cơ viêm nhiễm.

⇒ Bạn có thể tham khảo thêm: Tại sao không ho nhưng có đờm ở cổ họng? Cách điều trị

Mách bạn 3 cách thoát khỏi cổ họng bị khô và có đờm

Cảm giác lúc nào cũng thấy có đờm ở cổ họng thực sự rất là phiền toái. Để thoát khỏi tình trạng đó nhanh chóng, an toàn và hiệu quả bạn hãy áp dụng 3 cách dưới đây:

Sử dụng thuốc xử lý nguyên nhân gây khô cổ họng và có đờm

Mách bạn 3 cách thoát khỏi cổ họng bị khô và có đờm
Sử dụng thuốc xử lý nguyên nhân gây khô cổ họng và có đờm

Sử dụng các loại thuốc không kê đơn như paracetamol giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức, sốt và tắc nghẽn mũi thường gặp trong cảm cúm, cảm lạnh hay viêm mũi dị ứng. Những thuốc này có hiệu quả trong việc giảm đau và giảm tình trạng nghẹt mũi.

Để giảm thiểu tình trạng khô họng do thở bằng miệng khi ngủ, bạn có thể áp dụng việc sử dụng dung dịch vệ sinh mũi. Tuy nhiên, nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, sưng cổ họng, khó thở, hạch sưng, hoặc đờm có máu, bạn cần tìm đến sự tư vấn từ các cơ sở y tế chuyên nghiệp.

Khắc phục tình trạng nghẹt mũi giúp cải thiện tình trạng khô họng và giảm đờm. Nếu nguyên nhân do trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để nhận phương pháp điều trị thích hợp.

Trong trường hợp khô họng và đờm xuất phát từ việc thở bằng miệng trong lúc ngủ, điều quan trọng là xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Các vấn đề như polyp mũi hay viêm xoang có thể cần đến phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc thậm chí là phẫu thuật.

Bổ Phế Kha Tử Tín Phong: Giải pháp tuyệt vời nhất cho cổ họng bị khô và có đờm

Mách bạn 3 cách thoát khỏi cổ họng bị khô và có đờm
Bổ Phế Kha Tử Tín Phong: Giải pháp tuyệt vời nhất cho cổ họng bị khô và có đờm

Bổ Phế Kha Tử Tín Phong là một trong top những sản phẩm được hầu hết các Bác sĩ, Dược sĩ khuyên dùng trong trường hợp cổ họng bị khô và có đờm.

Sản phẩm được phát triển từ công thức cổ truyền đã kết hợp hơn 10 thảo dược quý, trong đó nổi bật với vị dược liệu Kha Tử – “thảo dược quý” của vùng đất Tây Tạng … giúp tăng cường bổ phế, hỗ trợ giảm ho, giảm ngứa họng, long đờm, sát khuẩn và làm sạch họng, đồng thời hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp hiệu quả. 

Không chỉ giúp dịu cổ họng, hoá đờm, mà sản phẩm còn giúp cho hàng triệu gia đình Việt cải thiện đáng kể tình trạng ho khan, ho có đờm, ho về đêm, ngứa cổ họng, ho lâu ngày không khỏi.

Sản phẩm tiện lợi với 2 dạng bào chế: siro 125ml và dạng viên ngậm. Cả 2 dạng đều không chứa đường nên an toàn sử dụng cho mọi đối tượng cả bệnh nhân bị tiểu đường hay đang có bệnh nền như huyết áp cao.

Thay đổi lối sống lành mạnh

Chuyên gia khuyên bạn, để giảm tình trạng khô họng, loãng đờm hiệu quả tối ưu hơn, bạn hãy kết hợp với lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe và giảm thiểu rủi ro mắc bệnh:

  • Luôn đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
  • Sử dụng máy tạo ẩm hoặc đặt bát nước trong phòng điều hoà để duy trì độ ẩm không khí.
  • Xúc miệng với nước muối hai lần mỗi ngày để giảm kích ứng và làm sạch cổ họng.
  • Duy trì vệ sinh sạch sẽ trong ngôi nhà của bạn, bao gồm cả chăn ga gối đệm.
  • Giảm thiểu việc tiêu thụ rượu và các chất kích thích khác.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc ngoại trường và rửa tay thường xuyên bằng nước sát khuẩn.
  • Ăn uống cân đối và duy trì hoạt động thể chất mỗi ngày.
  • Thư giãn cổ họng bằng cách uống các loại thức uống ấm.

Và bạn không chủ quan trước bất kỳ biểu hiện bất thường nào xảy ra với bạn, nhất là khi tình trạng bệnh kéo dài trên 2 tuần. Lúc này, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tin để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Dược Tín Phong chúc bạn sức khỏe và bình an.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ theo số hotline 1800 9229 (miễn cước phí) để được các Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn. 

Tài liệu tham khảo

Tác giả Debra Sullivan, Ph.D., MSN (2022). What Causes Dry Throat, and How Is It Treated?, healthline. Truy cập ngày 21/12/2023.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *