Tang bạch bì – Dược liệu quý chữa ho bồi bổ sức khỏe

Không chỉ cam thảo, tang bạch bì (hay rễ cây tằm) là vị dược liệu từ lâu đã được dùng phổ biến trong đông y để chữa bệnh ho. Hãy cùng Bổ Phế Kha Tử Tín Phong tìm hiểu ngay qua bài viết sau để biết cách sử dụng dược liệu này để chữa ho hiệu quả nhé.

Tang bạch bì – Nguồn gốc xuất xứ

Tang bạch bì có tên khoa học là Moraceae Cortex Mori radicis, thường được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau là vỏ rễ cây dâu, nắn phong, mạy môn, dâu cang. 

Đây thực chất là vỏ rễ phơi sấy khô của cây tằm, một loại cây thân gỗ nhỏ, thường có chiều cao rơi vào khoảng 2-3 m. Cây dâu tằm thường ra hoa vào tháng 4-5, hoa của cây mọc thành bông và ra quả vào tháng 5-7 hàng năm. 

Quả mọng mọc ở các đài lá, quả chưa chín có màu xanh, khi chín có màu đỏ chuyển sang màu đen.

Hiện nay, cây dâu tằm được trồng chủ yếu ở Việt Nam và Trung Quốc, rễ của cây thường được dùng làm thuốc. Rễ của cây dâu tằm được thu hoạch gần như quanh năm.

Rễ của cây sau khi được lấy lên sẽ đem cạo vỏ lớp rễ nâu bên ngoài, sau đó bóc lớp vỏ màu trắng rồi đem đi rửa sạch, phơi rồi sấy khô để dùng dần hoặc xé nhỏ tang bạch bì sau đó tẩm mật sao với lửa cho đến dược liệu này khô và không dính tay.

Tang bạch bì dược liệu quý giúp hỗ trợ giảm ho hiệu quả

Tang bạch bì công dụng trong chăm sóc sức khỏe

Tang bạch bì theo đông y có tính hàn,  vị ngọt, không có độc, quy vào kinh Phế, có công năng giúp thanh phế chỉ khái, bình suyễn, lợi tiểu, dịu hen. Do đó, vị dược liệu này thường được sử dụng để trị ho, ho do viêm phế quản, hen suyễn, ho suyễn do phế nhiệt.

Theo y học hiện đại, trong rễ cây dâu tằm có chứa rất nhiều hoạt chất như cyclomulberochromen, cyclomulberin, mulberochomen, mulberin, oxydihydromorusin,  albanol, mulberanol, kuwanon, morin, albafuran B, C, p-tocopherol, socopoletin…Chính vì vậy, sử dụng rễ cây dâu tằm có công dụng giúp:

  • Tác dụng hạ áp
  • Tác dụng chống co giật nhẹ, an thần, giảm đau, hạ nhiệt.
  • Tác dụng ức chế trực khuẩn thương hàn, nấm tóc, trực khuẩn lỵ Flexner và tụ cầu vàng.
  • Tác dụng tế bào ung thư tử cung chủng JTC-28.
  • Chữa ho thông thường

Cách sử dụng tang bạch bì để chữa ho hiện nay

Cũng giống như các vị dược liệu khác, bạn có thể sử dụng tang bạch bì trị ho bằng cách đơn giản sau:

Các bài thuốc dân gian chữa ho từ tang bạch bì

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian của tang bạch bì để chữa ho:

Bài thuốc chữa ho suyễn đờm nhiều phế nhiệt từ tang bạch bì

Bạn có thể sử dụng rễ cây dâu tằm để giảm ho bằng cách kết hợp vị dược liệu này với ngô du căn bì (vỏ rễ của cây ngô thù). Với cách giảm ho này, bạn chỉ cần chuẩn bị 150g vỏ rễ của cây ngô thù và vỏ rễ cây dâu 250g.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch các vị dược liệu đã chuẩn bị sẵn.
  • Bước 2: Thái nhỏ dược liệu rồi thêm 1 lít rượu đun sôi rồi đem sắc nhỏ lửa còn khoảng 1 lít nước.
  • Bước 3: Bỏ bã, chắt lấy nước sắc. Chia nước sắc thành 2 phần, uống làm 2 lần trong ngày khi bụng đói để giảm ho. Duy trì thang thuốc này mỗi ngày cho đến khi tình trạng ho được cải thiện.
Các bài thuốc dân gian từ rễ cây tằm

Bài thuốc trị chứng phế nhiệt, ho 

Để giảm ho bằng bài thuốc này bạn cần chuẩn bị khoảng 1 lượng vừa đủ các dược liệu gồm tang bạch bì, địa cốt bì, cam thảo, hoàng cầm.

Sau đó, bạn đem tất cả dược liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch, cho tất cả các dược liệu này vào ấm, rồi sắc với lửa nhỏ. Uống khi còn ấm. Ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc dân gian chữa ho lâu ngày không khỏi

Để giảm tình trạng ho lâu ngày không khỏi bạn cần:

  • Bước 1: Chuẩn bị 16g tang bạch bì, 30g hạnh nhân (bỏ đầu nhọn, bỏ vỏ và nghiền nát), 12g bối mẫu, 12g thông thảo, 4g ngũ vị tử, 6g tử tuyền.
  • Bước 2: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn ở trên, sau đó thái nhỏ dược liệu đã chuẩn bị.
  • Bước 3: Cho tất cả dược liệu đã chuẩn bị sẵn vào ấm, thêm 1,8 lít nước, đem sắc đến khi còn 600ml. 
  • Bước 4: Bỏ bã dược liệu thêm khoảng 30g mật ong, 30g đường, 30ml sinh khương trấp tiếp tục sắc cho đến khi còn khoảng 400ml.
  • Bước 5: Sử dụng dịch chiết mỗi ngày 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 20ml.

Sử dụng TPBVSK chứa dược liệu tang bạch bì hỗ trợ giảm ho

Ngoài cách sử dụng tang bạch bì bằng phương pháp sắc truyền thống, để giúp gia tăng hiệu quả trong việc sử dụng dược liệu hỗ trợ giảm ho an toàn thì bạn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa tang bạch bì.

Nổi bật trong những sản phẩm đang có mặt trên thị trường hiện nay có thể kể đến đó chính là sản phẩm Bổ Phế Kha Tử Tín Phong.

Ngoài tang bạch bì, Bổ Phế Kha Tử Tín Phong còn chứa thành phần kha tử có tên khoa học là Terminalia chebula thuộc họ Bàng theo đông y quả kha tử có tính ấm, vị cay hơi đắng nhẹ, chua chát, nên có tác dụng sát khuẩn rất tốt, bổ phổi, sạch phổi và trừ ho.hiệu quả.

Không những vậy, Bổ Phế Kha Tử Tín Phong còn bổ sung thêm nhiều vị dược liệu quý khác có thể kể đến như cát cánh, thiên môn đông, viễn chí, tỳ bà diệp, cam thảo, bán hạ chế…giúp gia tăng hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm ho, long đờm, bổ phế.

Bổ Phế Kha Tử Tín Phong chứa rễ cây dâu tằm giúp giảm ho hiệu quả

Do đó, sử dụng Bổ Phế Kha Tử Tín Phong không chỉ giúp hỗ trợ giảm ho, giảm các triệu chứng do ho khan, ho gió, ho có đờm mà còn giúp hỗ trợ tăng cường bổ phế, long đờm, đồng thời làm giảm triệu chứng các trường hợp sưng đau, khản tiếng, ngứa rát cổ họng.

Vì vậy,   thay vì  sử dụng dược liệu tang bạch bì chưa rõ nguồn gốc, chất lượng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng  thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa vị dược liệu này   như Bổ Phế Kha Tử Tín Phong của công ty cổ phần Dược Phẩm Tín Phong để hỗ trợ giảm ho hiệu quả, an toàn.

Bài viết trên hy vọng cung cấp thêm các thông tin hữu ích giúp quý độc giả biết cách sử dụng tang bạch bì chữa ho an toàn và hiệu quả. Nếu còn băn khoăn thắc mắc gì vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Int J Clin Exp Med, Cortex Mori Radicis Extract induces neurite outgrowth in PC12 cells activating ERK signaling pathway via inhibiting Ca2+ influx (2015), ncbi.nlm.nih.gov. Truy cập ngày 07/03/2024.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *