Vị thuốc cam thảo – Dược liệu quý từ dân gian giúp giảm ho hiệu quả

Cam thảo từ xa xưa đã được biết đến là một vị dược liệu giúp giảm ho, an toàn và hiệu quả. Vì sao vị thuốc cam thảo lại được nhiều người tin dùng? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau để nhận được lời giải đáp từ chuyên gia.

Vị thuốc cam thảo và những công dụng cho sức khỏe

Cam thảo hay còn được gọi là lộ thảo, cam thảo bắc có tính bình, vị ngọt. Vì vậy, theo đông y cam thảo có tác dụng giúp bổ tỳ vị, thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái (trị ho), giải độc nên từ lâu thường được dùng để hỗ trợ điều trị ho trong một số trường hợp như bị ho nhiều đờm, viêm họng cấp, mạn tính hoặc viêm amidan, đau họng.

Hiện nay, cảm thảo được trồng phổ biến ở nước ta và có tên khoa học là Radix et Rhizoma Glycyrrhizae. Các bộ phận rễ củ và thân của cây thường được dùng làm thuốc.

Cùng với sự phát triển của nền y học hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trong cam thảo chứa hoạt chất glycyrrhizin thuộc nhóm saponin, đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có tác dụng giúp chống viêm mạnh mẽ, ức chế sự phát triển của vi khuẩn nên giúp hỗ trợ giảm đau họng và giảm ho hiệu quả.

Chính vì vậy, cam thảo là vị dược liệu được rất nhiều người tin dùng để giúp làm dịu những cơn ho an toàn và hiệu quả.

Cam thảo vị dược liệu giúp chữa ho an toàn và hiệu quả

Cách sử dụng vị thuốc cam thảo giúp giảm ho hiệu quả

Để giúp giảm ho, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây.

Dùng nước sắc cam thảo

Cam thảo có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên do đó để giảm ho bạn chỉ cần lấy 1 lượng cam thảo sống khoảng 10 gram cho vào cốc, thêm nước đun sôi hãm cho đến khi dược liệu hết vị ngọt thì bỏ. Bạn nên thực hiện bài thuốc này lặp đi lặp lại cho đến khi tình trạng ho được cải thiện.

Bài thuốc chữa ho từ cam thảo, cát cánh, tỳ bà diệp kết hợp lá dâu

Cát cánh là một vị dược liệu cổ truyền, có tính hơi ôn, vị ngọt, đắng, cay nên có tác dụng giúp long đờm, tiêu mủ. Do đó, cát cánh đã được dùng sử dụng để giảm viêm họng, khản tiếng…

Còn tỳ bà diệp theo đông ý có vị đắng, tính hàn,quy vào kinh phế vị nên có tác dụng giúp thanh phế chỉ khái, giáng khí hóa đờm, giúp chữa ho do cảm mạo, ho do long đờm rất tốt.

Lá dâu có tính hàn, vị đắng, ngọt, quy vào kinh phế, can nên theo đông y có tác dụng giúp thanh phế chỉ khái, phát tán phong nhiệt, giải độc. Khi kết hợp 3 vị dược liệu trên với cam thảo có thể giúp gia tăng hiệu quả trong việc giảm ho bằng cách thực hiện đơn giản như sau: 

Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 8 gram cát cánh, 12 gram lá dâu, 12 gram tỳ bà diệp. Sau đó, bạn cho tất cả dược liệu đã chuẩn bị sẵn vào ấm, đem sắc lấy nước để uống.

Mỗi ngày bạn cần sắc khoảng 1 thang thuốc, chắt lấy nước sắc bảo quản nơi khô ráo thoáng mát uống liền trong 2 đến 4 ngày để giúp cải thiện tình trạng ho có đờm đặc quánh.

Một số bài thuốc chữa ho từ vị thuốc cam thảo

Chữa ho bằng cam thảo và trà xanh

Trà xanh hay còn được gọi là chè xanh, trong lá trà xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa nên có tác dụng giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. 

Không những vậy, trong trà xanh còn rất giàu hoạt chất như catechin, sterol…có khả năng ngăn chặn các cytokin nên giúp chống viêm, giảm tình trạng ho, viêm họng…hiệu quả.

Chính vì vậy, kết hợp cam thảo với trà xanh có thể giúp cải thiện tình trạng ho. Để giảm ho bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 10 gram bột trà xanh tươi, 10 gram lá trà xanh. 

Cách thức tiến hành

Bước 1: Lá trà xanh đem rửa sạch cùng với nước sau đó để ráo. 

Bước 2: Tiếp theo, bạn cho lá trà xanh vào cốc thêm khoảng 200 ml nước sôi, bạn thực hiện hãm trà xanh trong khoảng 20 phút.

Bước 3: Thêm bột cam thảo vào cốc nước khuấy đều cho đến khi bột cam thảo tan hết.

Bước 4: Để nước nguội, sau đó uống ngay khi còn ấm. Bạn nên uống 2 lần vào mỗi sáng và tối.

Bạn có thể áp dụng cách chữa ho trên lặp đi lặp lại từ 3 đến 5 ngày để bài thuốc phát huy được hiệu quả tối ưu.

Một số lưu ý khi sử dụng cam thảo để giảm ho

Khi sử dụng cam thảo chữa ho để phát huy được hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

– Cảm thảo là vị dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên chính vì vậy muốn cải thiện ho bằng phương pháp này bạn cần phải thật kiên trì.

– Không nên sử dụng cam thảo cho người bị dị ứng với cam thảo.

– Bạn nên sử dụng dược liệu đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ.

===>>> Xem thêm: Cách trị ho ban đêm cho trẻ được chuyên gia khuyên dùng

Một số lưu ý khi sử dụng cam thảo để chữa ho

Bổ Phế Kha Tử Tín Phong chứa vị thuốc cao thảo giúp giảm ho an toàn hiệu quả

Ho mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như đau ngực, gây căng tức lồng ngực… 

Hiểu được những hệ lụy nguy hiểm do ho gây ra, đồng thời kế thừa kinh nghiệm dân gian trong việc chữa ho, sau nhiều năm nghiên cứu các nhà khoa học Việt Nam đã kết hợp cam thảo cùng nhiều dược liệu quý khác trong dân gian để tạo nên dòng sản phẩm Bổ Phế Kha Tử Tín Phong.

Ngoài vị thuốc cam thảo, Bổ Phế Kha Tử Tín Phong còn bổ sung thêm kha tử được mệnh danh là “thần dược” của vùng đất Tây Tạng từ hơn 5000 năm về trước.

Tương truyền rằng, các vị sư trong chùa sau thời gian dài tụng kinh niệm Phật thường ngậm quả kha tử giã nát hoặc dùng nước sắc của quả kha tử để giúp giảm ho, đau rát họng.

Không những vậy, để giúp gia tăng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị ho, các nhà khoa học còn bổ sung thêm nhiều vị dược liệu quý khác như tỳ bà diệp, bách bộ, cam thảo, viễn chí, trần bì, cát cánh…

Đặc biệt, sản phẩm Bổ Phế Kha Tử Tín Phong hiện nay thường có 2 dạng đóng gói gồm dạng siro và dạng viên ngậm. Tất cả đều được bào chế ở dạng không đường nên phù hợp với nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn, kể cả người bị tiểu đường, béo phì, huyết áp cao…

Bổ Phế Kha Tử Tín Phong chứa cam thảo giúp giảm ho an toàn và hiệu quả

Bài viết trên chia sẻ những thông tin hữu ích hy vọng sẽ giúp bạn biết cách sử dụng vị thuốc cam thảo để giảm ho hiệu quả. Chúc bạn nhanh chóng đẩy lùi được những cơn ho. Để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí).

Tài liệu tham khảo

Kelli McGrane, MS, RD (2020), What Are Licorice Root’s Benefits and Downsides?, healthline.com. Truy cập ngày 25/01/2023.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *