Hiểu đúng về ho có đờm và cách điều trị an toàn, hiệu quả

Bất kỳ ai cũng có thể bị ho có đờm “quấy rầy”. Đờm nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người. Vậy ho có đờm là gì và cách điều trị ra sao? Mời độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược Tín Phong nhé!

Thế nào là ho có đờm?

Đờm là một chất dịch được tiết ra ở đường hô hấp (khí quản, xoang trán, hốc mũi họng…). Trong thành phần đờm thường có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc xâm nhập vào được tiêu hóa.

Thông thường, ho có đờm là hiện tượng ho đi kèm với chất dịch được tiết ra từ đường hô hấp, thông qua mũi hoặc miệng ra ngoài.

Bất kỳ ai cũng có thể bị ho có đờm “quấy rầy”
Bất kỳ ai cũng có thể bị ho có đờm “quấy rầy”

Ho có đờm thường xuất hiện nhiều vào ban đêm bởi lúc này là thời gian dịch nhầy tập trung nhiều ở vùng sau cổ. Khi nằm ngủ sẽ kích thích phản xạ ho nhiều.

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh mà màu sắc của đờm cũng thay đổi. Chúng ta thường thấy đờm có màu trắng trong hoặc trắng đục, mùa vàng xanh lá hoặc màu vàng, đôi khi là màu đỏ hoặc nâu.

Nguyên nhân nào gây ho có đờm?

Ho có đờm thường là triệu chứng điển hình khi mắc bệnh lý ở đường hô hấp như:

Hen suyễn

Ngoài triệu chứng khó thở và tức ngực, người bệnh hen suyễn sẽ thấy bị ho có đờm do đường thở bị viêm nhiễm. Tần suất các cơn ho diễn ra liên tục, đờm được tống ra ngoài sẽ có màu vàng trắng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Là bệnh lý ở đường hô hấp gây khó thở do đường thở bị hẹp. Ho có đờm lâu ngày sẽ khiến bệnh lý tắc nghẽn ở phổi nghiêm trọng hơn, đặc biệt vào mỗi buổi sáng. Người bệnh sẽ thấy khó thở, tức ngực kèm theo đờm nhiều, dày đặc.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn hoặc virus

Các bệnh ở đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản… do virus, vi khuẩn gây ra có thể khiến đường thở xuất hiện dịch nhầy gây ho. 

Ho có đờm thường gặp khi mắc bệnh ở đường hô hấp như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính…
Ho có đờm thường gặp khi mắc bệnh ở đường hô hấp như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính…

Tác nhân từ môi trường sống

Khi tiếp xúc với một số chất kích ứng như khói bụi, lông vật nuôi, thuốc lá… có thể gây kích ứng đường thở và gây ho có đờm.

===>> Xem thêm: Cách trị ho có đờm – Những phương pháp đang được áp dụng hiện nay

Điều trị ho có đờm như thế nào?

Mặc dù đờm là một phần bình thường của hệ hô hấp nhưng nó gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, khiến bạn khó chịu. Vì thế khi bị ho có đờm, nhiều người tìm kiếm các biện pháp trị ho, long đờm từ tự nhiên hoặc sử dụng thuốc đông y, tây y.

Giảm ho có đờm bằng các mẹo dân gian

Húng chanh, gừng, chanh tươi, mật ong hay tỏi… đều là những mẹo tự nhiên được nhiều người truyền tai nhau sử dụng để giảm ho, long đờm tại nhà. Đây là những phương pháp đơn giản, dễ làm, ít tốn kém chi phí. Tuy nhiên, cần phải sử dụng trong thời gian dài và không phải trường hợp nào cũng mang lại hiệu quả. Ví dụ như những trường hợp ho có đờm lâu ngày không khỏi.

Biện pháp hỗ trợ bổ phế giảm ho từ thảo dược thiên nhiên

Từ ngàn xưa, các bài thuốc đông y chữa ho, long đờm cũng được nhiều người sử dụng. Thế nhưng thực tế, không phải ai cũng lựa chọn được cơ sở đông y gia truyền uy tín, hiệu quả trong việc điều trị ho có đờm. Do vậy, sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ bổ phế giảm ho là giải pháp đem lại hiệu quả, an toàn cao.

Bổ phế Kha tử Tín Phong là một trong số những sản phẩm giảm ho, long đờm hiệu quả đang được ưa chuộng
Bổ phế Kha tử Tín Phong là một trong số những sản phẩm hỗ trợ giảm ho, long đờm hiệu quả đang được ưa chuộng

Sản phẩm với sự kết hợp của 15 thành phần thảo dược thiên nhiên, trong đó có kha tử, trần bì, viễn chí đều là những vị dược liệu được dùng lâu đời trong các bài thuốc chữa ho… Dược phẩm Tín Phong đã nghiên cứu và cho ra thị trường dòng sản phẩm hỗ trợ bổ phế, giảm ho, long đờm hiệu quả mang tên Bổ phế Kha tử Tín Phong. Không chỉ giúp người bệnh đẩy lùi các triệu chứng của viêm họng, viêm phế quản, cảm lạnh hay cảm cúm mà còn giúp “triệt tiêu” các yếu tố gây ho có đờm. Đồng thời giúp đường thở được thông thoáng, sát khuẩn họng, giảm viêm, giảm đau rát họng, phòng chống các bệnh lý ở đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa, phục hồi hệ hô hấp bị tổn thương.

Bổ phế Kha tử Tín Phong với 100% thành phần là thảo dược, KHÔNG ĐƯỜNG nên có thể sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em, người cao tuổi huyết áp cao, mỡ máu, người tiểu đường, béo phì…

Chữa ho có đờm bằng tây y

Trong nhiều trường hợp, ho có đờm do mắc các bệnh lý mạn tính như lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… thì cần sử dụng kết hợp thuốc tây y để điều trị. 

Lưu ý việc điều trị bằng thuốc tây y cần có sự thăm khám và chỉ định trực tiếp của bác sĩ. Nhiều trường hợp tự ý mua thuốc điều trị bệnh tại nhà, dùng không đúng thuốc và liều lượng gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Chính vì thế, khi bị ho có đờm kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như khó thở, đau tức ngực, tím tái, huyết áp tụt… người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được kiểm tra, làm các xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác bệnh.

===>> Xem thêm: Bổ phế kha tử Tín Phong: Giúp hỗ trợ giảm ho có đờm ho gió ho khan

Lưu ý gì khi điều trị ho có đờm tại nhà?

Để kiểm soát hoặc làm lỏng chất nhầy trong cổ họng, bên cạnh việc áp dụng biện pháp điều trị phù hợp, bạn cần:

– Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm để làm dịu cổ họng, hỗ trợ loãng đờm. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung nước rau củ quả, các loại sinh tố trái cây. Tránh các loại nước ngọt có ga, đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê…

Uống nhiều nước và vệ sinh họng sạch sẽ hàng ngày giúp ngăn ngừa ho có đờm tái phát.
Uống nhiều nước và vệ sinh họng sạch sẽ hàng ngày giúp ngăn ngừa ho có đờm tái phát.

– Làm sạch và giữ ẩm không gian sống: Không khí bị ô nhiễm cũng là căn nguyên gây ra tình trạng ho có đờm. Vì thế bạn cần chú ý vệ sinh không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát. Có thể sử dụng thêm máy tạo ẩm dạng phun sương để ngăn ngừa tình trạng ho có đờm tái phát.

– Không hút thuốc hoặc tránh xa khói thuốc: Hóa chất độc hại trong khói thuốc làm gia tăng tình trạng ho, khiến ho có đờm nghiêm trọng hơn. Do đó bạn cần bỏ thuốc lá hoặc tránh xa khói thuốc.

– Vệ sinh họng sạch sẽ hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc các loại nước sát khuẩn họng. Chú ý khi súc họng cần để dung dịch xuống sâu nhất của cổ họng trong khoảng 30 giây, súc đều và nhổ đi. Không cần súc miệng lại với nước.

Ho có đờm có thể được cải thiện nhanh chóng nếu chúng ta sử dụng đúng phương pháp điều trị và tuân thủ theo đúng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Để tìm hiểu thêm về tình trạng ho có đờm hoặc được tư vấn về sản phẩm Bổ phế Kha tử Tín Phong, mời độc giả liên hệ 1800 9229 để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo

  1. Steph Coelho (2022). Reasons for coughing up phlegm without feeling ill. Medicalnewstoday. Truy cập ngày 14/9/2022.
  2. Yellow, Brown, Green, and More: What Does the Color of My Phlegm Mean? Healthline. Truy cập ngày 14/9/2022.

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *