Nguyên nhân bị ho ở trẻ và cách chăm sóc hiệu quả

Ho ngoài là một phản xạ của cơ thể, ho còn được biết đến là triệu chứng điển bệnh lý về đường hô hấp rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Nắm rõ nguyên nhân bị ho ở trẻ sẽ giúp các mẹ biết cách phòng tránh hiệu quả.

Nguyên nhân bị ho ở trẻ hay gặp phải hiện nay

Theo các chuyên gia trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, có nguyên nhân phổ biến thường gặp sau:
Thời tiết thay đổi thất thường

Khi thời tiết thay đổi thất thường, chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển khiến trẻ rất dễ mắc phải các triệu chứng về đường hô hấp như ho, sổ mũi,…

Thay đổi thời tiết thất thường khiến trẻ dễ bị ho

Nhiễm virus cảm lạnh 

Cảm lạnh là bệnh về đường hô hấp chủ yếu thường do virus rhinovirus gây ra, trẻ mắc cảm lạnh có nguy cơ gặp phải tình trạng ho khan từ nhẹ đến trung bình.

Nhiễm virus cảm cúm

Cảm cúm thường do các chủng virus như cúm C, cúm A(H3N2), cúm A(H1N1),…gây ra. Mắc cảm cúm ngoài gây ra ho khan còn khiến trẻ có nguy cơ mắc phải tình trạng tiếng ho ông ổng xảy ra vào ban đêm giống như tiếng chó sủa.

Trẻ bị viêm họng hạt

Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc hầu họng bị viêm nhiễm kéo dài khiến các mô lympho ở thành hầu họng tổn thương dẫn đến bị viêm nhiễm gây ra tình trạng trẻ bị ho khan không có đờm.

Ho gà

Ho gà ngoài gây ra những triệu chứng như hắt xì hơi, sốt nhẹ, chảy nước mũi…Mắc ho gà còn  khiến trẻ gặp phải tình trạng ho khan dữ dội, lâu dần có thể gây khó thở.

Viêm xoang 

Viêm xoang là tình trạng niêm mạc xoang bị phù nề dẫn đến gây tăng tiết chất nhầy khiến trẻ mắc triệu chứng về đường hô hấp như đau đầu, ho, chảy nước mũi họng,…

Covid 19

Nhiễm virus corona có thể khiến trẻ bị ho khan sau đó có thể gây ho có đờm khi bị bội  nhiễm với vi khuẩn

Hen suyễn 

Khi trẻ bị hen suyễn có thể khiến đường thở bị thu hẹp dẫn đến có thể gây ra tình trạng ho có đờm hoặc ho khan kèm theo khó thở có thể xảy ra vào ban đêm hoặc ban ngày.

Đặc biệt, tình trạng ho của trẻ khi mắc bệnh hen suyễn có thể bị tăng lên khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như khói bụi, phấn hoa,…

Một số nguyên nhân bị ho ở trẻ

Ho kéo dài gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ? 

Hiện nay tình trạng ho hiện nay thường được chia làm 2 loại gồm ho có đờm và ho không có đờm. Ho dù được biết đến là một phản xạ để bảo vệ cơ thể khỏi sự tắc nghẽn bằng cách giúp tống đẩy chất nhầy hoặc vật lạ ra khỏi cơ thể. 

Tuy nhiên, nếu để tình trạng ho xảy ra kéo dài mà không được hỗ trợ kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Hậu quả phổ biến nhất khi để tình trạng ho của trẻ xảy ra kéo dài là làm tăng áp lực lồng ngực gây khó chịu, mệt mỏi,….

Không những vậy, ho kéo dài còn khiến trẻ ngủ không ngon giấc, trẻ trở nên gặp khó khăn trong việc ăn uống dẫn đến biếng ăn, suy dinh dưỡng từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Đặc biệt, nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể khiến đường thở của trẻ bị tổn thương, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm có thể gây suy hô hấp và khó thở.

===>>> Xem thêm: Sai lầm thường gặp khi giảm ho cho trẻ sơ sinh tại nhà

Ho kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ

Mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị ho?

Khi thấy trẻ gặp phải tình trạng ho để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục mẹ có thể áp dụng một số biện pháp được khuyên bởi chuyên gia dưới đây.


Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ

Theo các chuyên gia với trẻ với 4 tuổi, mẹ không nên tự ý sử dụng bất kỳ thuốc ho nào cho con mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách chăm sóc trẻ khi bị ho tại nhà

Dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi: Khi trẻ bị ho mẹ nên dành nhiều thời gian để cho bé nghỉ ngơi giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe.

Vệ sinh mũi họng cho trẻ: Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý giúp làm giảm nghẹt mũi.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách với trẻ dưới 6 tháng tuổi nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức để bổ sung thêm nước cho con. Với những trẻ trên 6 tháng tuổi có thể cho trẻ uống thêm nước ấm, ăn thêm những thực phẩm mềm như súp, cháo,..

Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương: Giúp bổ sung độ ẩm vào không khí để làm giảm tắc nghẽn, giúp trẻ dễ thở hơn.

Giảm ho cho trẻ bằng sản phẩm thiên thiên: Mẹ có thể sử dụng một số sản phẩm thực phẩm phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các thành phần thiên nhiên tốt cho sức khỏe hệ hô hấp đã được nghiên cứu khoa học chứng minh như kha tử, tỳ bà diệp,…có trong sản phẩm Bổ phế kha tử Tín Phong để giúp giảm đau họng cho con.

Giảm ho cho trẻ dễ dàng cùng Bổ phế kha tử Tín Phong

Khi trẻ bị ho bố mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của con, khi trẻ có biểu hiện như khó thở, sốt cao, bỏ ăn,…thì bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở khám chữa bệnh uy tín.

Trên đây là một số nguyên nhân bị ho ở trẻ, mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp quý độc giả lựa chọn được biện pháp chăm sóc an toàn và hiệu quả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì vui lòng liên hệ ngay tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn.

Nguồn tham khảo

WebMD Editorial Contributors (2021), Causes and Treatment of Coughs in Children, webmd.com. Truy cập ngày 14/10/2022.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *