Viêm họng xung huyết: Làm thế nào để nhận biết và điều trị?

Viêm họng xung huyết có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng nếu không được quan tâm, điều trị đúng cách. Để bạn có thể chủ động trong việc nhận biết và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả, hãy theo dõi bài viết chia sẻ dưới đây.

Viêm họng xung huyết là gì?

Viêm họng xung huyết: Làm thế nào để nhận biết và điều trị?
Viêm họng xung huyết là gì?

Viêm họng xung huyết, còn được biết đến như viêm họng cấp tính hoặc viêm amidan xung huyết. Trong đó, niêm mạc họng bị xung huyết và viêm nhiễm do tác động của virus hoặc vi khuẩn. Tình trạng này dẫn đến các triệu chứng như đau họng, sưng to và mất tính đàn hồi của niêm mạc.

Bệnh không phân biệt độ tuổi, nó xuất hiện ở trẻ em, người trưởng thành và cả người cao tuổi. Viêm họng xung huyết thường có tần suất cao vào mùa đông và có thể đi kèm các bệnh lý khác như viêm mũi, viêm VA, viêm mũi xoang và viêm amidan.

Tại sao lại bị viêm họng xung huyết?

Tại sao lại bị viêm họng xung huyết?

Virus và vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm họng xung huyết. Dưới đây là các chủng virus và vi khuẩn gây bệnh:

  • Virus: Adeno Virus, Coxsackie, Virus cúm và para-influenzae.
  • Vi khuẩn: Các nhóm liên cầu bêta tan huyết A, B, C, G, cùng Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis.

Ai dễ bị viêm họng xung huyết?

  • Người bị trào ngược acid dạ dày trào ngược làm tổn thương niêm mạc họng, khiến cho  virus/ vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus.
  • Người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm.
  • Người thường xuyên hút thuốc.
  • Người có chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn các món cay và nước lạnh có thể làm hại niêm mạc.
  • Đặc trưng công việc: Như giáo viên và MC có nguy cơ cao hơn do phải sử dụng giọng nhiều.

Hướng dẫn cách nhận biết viêm họng xung huyết

Đa số các trường hợp viêm họng xung huyết do virus là nguyên nhân, thường sẽ tự giảm nhẹ sau khoảng 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, nếu do vi khuẩn, triệu chứng thường trở nên phức tạp và kéo dài. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến:

  • Bệnh thường phát triển nhanh chóng, không có dấu hiệu cảnh báo.
  • Sốt cao từ 38-39°C, và có thể cao hơn nếu do nhiễm khuẩn.
  • Đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh và chán ăn.
  • Đau họng, khó nuốt và đau có thể lan đến tai.
  • Ho có thể xuất hiện dưới dạng từng cơn, kèm theo đờm hoặc không.
  • Khó thở và có nguy cơ chảy máu mũi.
  • Khi thực hiện khám sức khỏe, bác sĩ thường phát hiện niêm mạc họng đỏ và xuất tiết, cùng với việc các hạch bạch huyết sưng to.

Viêm họng xung huyết có nguy hiểm không?

Viêm họng xung huyết: Làm thế nào để nhận biết và điều trị?
Viêm họng xung huyết có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho biết, viêm họng xung huyết thường không phải là tình trạng y tế nghiêm trọng đến mức đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, trường hợp đó vẫn có xác suất xảy ra. 

Dưới đây là một số biến chứng của viêm họng xuất huyết:

  • Hoại tử cổ: Một tình trạng hiếm gặp nhưng cực kỳ nghiêm trọng, thường xuất phát từ viêm nhiễm không được kiểm soát.
  • Nhiễm trùng huyết: Điều này có thể phát triển từ vi khuẩn xâm nhập vào máu, có khả năng gây ra hội chứng sốc nhiễm khuẩn.
  • Viêm màng tim: Nếu vi khuẩn lan đến màng tim, có thể gây ra viêm màng tim, một tình trạng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của tim.
  • Viêm cầu thận cấp: Một biến chứng nghiêm trọng khác, có thể dẫn đến hỏng thận nếu không được xử lý kịp thời.

Khi nào viêm họng xung huyết cần đến bệnh viện khám và điều trị?

Khi bạn nhận thấy một trong các dấu hiệu dưới đây, hoặc các triệu chứng của bạn không cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp điều trị tại chỗ và dùng thuốc theo chỉ dẫn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

  • Triệu chứng kéo dài: Nếu các triệu chứng như ho, đau họng, và sốt không giảm đi sau 7-10 ngày, cần đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
  • Sốt cao: Trên 38.5°C.
  • Khó thở: Nếu viêm họng khiến cho việc hô hấp trở nên khó khăn, đây là dấu hiệu cảnh báo cần được xử lý ngay lập tức.
  • Sưng to, đỏ ở vùng họng: Khi họng bị sưng to và đỏ rõ rệt, đặc biệt là có xuất hiện mủ.
  • Đau rát họng dữ dội: Đau họng làm bạn khó chịu đến mức không thể ăn uống, nói chuyện, hoặc thậm chí là nuốt.
  • Triệu chứng đi kèm: Mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa.

Cách chữa viêm họng xung huyết là gì?

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị viêm họng xung huyết, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn và chúng thuộc chủng nào. 

Đối với trường hợp không thực hiện xét nghiệm và trẻ từ 3 tuổi trở lên, thường sẽ được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị tương đương với phác đồ của bệnh viêm họng cấp do liên cầu.

Sử dụng thuốc điều trị viêm họng xung huyết

Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân dùng một số nhóm thuốc như thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc kháng sinh, kháng viêm… Nhằm mục đích giúp bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng và cảm thấy dễ chịu hơn. 

Tuân thủ đúng chỉ định kháng sinh của bác sĩ là điều quan trọng nhất. Đừng tự ngưng hoặc thay đổi liều lượng mà không có sự đồng tình của bác sĩ, để tránh khả năng phát triển kháng thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị sau này.

Một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm họng xung huyết:

  • Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin,…
  • Nhóm thuốc kháng viêm: Các loại như Methylprednisolon, Prednisolon, và Alpha Chymotrypsin.
  • Nhóm thuốc kháng sinh:  Beta lactam là lựa chọn chính, gồm các loại như Penicillin V và G, cũng như Cephalosporin đời đầu (Cefalexin, Cefadroxil). 

Điều trị triệu chứng

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ điều trị tại chỗ giúp sát khuẩn, giảm ho, đau rát họng như:

  • Súc họng bằng nước muối sinh lý giúp sát khuẩn, giảm viêm.
  • Phương pháp tự nhiên: Mật ong, gừng, tinh dầu bạc hà, và lá húng chanh giúp giảm  các triệu chứng như ho và đau họng hiệu quả.
  • Sử dụng Bổ Phế Kha Tử Tín Phong khi mới chớm bệnh không chỉ giúp hỗ trợ giảm ho, đau rát cổ họng, long đờm mà còn giúp tăng cường bổ phế, sát khuẩn hầu họng. Sản phẩm được phát triển từ công thức cổ truyền đã kết hợp dược liệu quý Kha tử với hơn 10 vị dược liệu khác. Hơn 1 thập kỷ qua, Bổ Phế Kha Tử Tín Phong đã trở thành sản phẩm không thể thiếu trong tủ thuốc của hàng triệu gia đình Việt, vì tính an toàn, công dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả với công thức  không chứa đường, tiện lợi, phù hợp sử dụng cho mọi thành viên trong gia đình từ trẻ em, người lớn và cả người bị tiểu đường.
Viêm họng xung huyết: Làm thế nào để nhận biết và điều trị?
Sử dụng Bổ Phế Kha Tử Tín Phong khi mới chớm bệnh giúp hỗ trợ giảm ho, đau rát cổ họng, long đờm hiệu quả

Viêm họng xung huyết nên ăn gì, kiêng gì?

Khi bị viêm họng xung huyết, việc chọn lựa thức ăn phải dựa trên một số nguyên tắc cơ bản để giảm kích thích và nhanh chóng phục hồi. Dưới đây là một số gợi ý:

Nên ăn/ uống:

  • Nước ấm: Giúp cấp ẩm, giảm đau và giảm viêm.
  • Thức ăn giàu vitamin C: Cam, dâu, quýt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Thức ăn giàu omega-3: Cá hồi, hạt lanh giúp giảm viêm.
  • Súp gà: Cung cấp nước và năng lượng, có thể giảm viêm.
  • Thức ăn mềm: Súp, cháo để giảm kích thích vùng họng.

Kiêng ăn:

  • Đồ cay: Ớt, tiêu đen, hành tây.
  • Thức ăn rất mặn hoặc rất ngọt.
  • Đồ uống có ga, đồ uống có caffeine.
  • Đồ ăn dầu mỡ: Các loại thực phẩm chiên, thức ăn nhanh.
  • Rượu và thuốc lá: Cả hai đều gây kích thích và làm tăng viêm.

Cách phòng ngừa viêm họng xung huyết 

Viêm họng xung huyết: Làm thế nào để nhận biết và điều trị?
Cách phòng ngừa viêm họng xung huyết 

Để tránh gặp phải tình trạng viêm họng xung huyết, có một số biện pháp phòng tránh đáng xem xét:

  • Giữ ấm: Khi thời tiết biến đổi, bảo vệ cổ, mũi và tai bằng các biện pháp như quàng khăn, mặc đồ ấm và đeo khẩu trang.
  • Không ăn uống đồ lạnh: Tránh các thức ăn và đồ uống lạnh để không làm kích thích niêm mạc họng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Thực hiện súc miệng bằng dung dịch muối sinh lý có thể giúp giảm vi khuẩn và ngăn chặn viêm nhiễm.
  • Tiêm phòng vắc xin: Áp dụng các biện pháp như tiêm phòng cảm cúm để nâng cao sức đề kháng.
  • Tránh chất độc hại: Nếu bạn sống hoặc làm việc trong môi trường đầy khói bụi hay hóa chất, sử dụng các biện pháp bảo hộ như mặt nạ.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Ưu tiên các thức ăn giàu vitamin và khoáng chất, và đảm bảo uống đủ lượng nước.
  • Thiết lập lối sống lành mạnh: Xác định lịch trình hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi và tập thể dục, nhằm nâng cao sức khỏe tổng thể.

Áp dụng đồng thời các biện pháp trên có thể giúp bạn phòng tránh hiệu quả viêm họng xung huyết hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ hotline 1800 9229 (miễn phí cuộc gọi) để được Dược sĩ chuyên môn sẵn sàng hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Xixi Luo, M.D (2023). Pharyngitis, healthline. Truy cập ngày 02/10/2023.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *