Viêm tiểu phế quản ở trẻ em mẹ chớ nên chủ quan

Viêm tiểu phế quản rất hay thường gặp ở trẻ em, nắm rõ được nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ em sẽ giúp bố mẹ có những biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em – những điều bố mẹ nên biết

Theo các chuyên gia viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng phổi phổ biến rất hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khiến các đường dẫn khí ở phổi bị kích ứng, sưng tấy và tích tụ chất nhầy.

Các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản gần giống như cảm lạnh thông thường. Khi bị viêm tiểu phế quản, trẻ có thể gặp phải một số dấu hiệu phổ biến như:

  • Sổ mũi.
  • Nghẹt mũi.
  • Ho đôi khi kèm theo sốt nhẹ.

Tuy nhiên, khác với cảm lạnh thông thường, bệnh viêm tiểu phế quản sẽ ngày càng trở nên nặng hơn, có thể gây ra ho có kèm theo tiếng thở rít (hay gọi là thở khò khè).

Không những vậy, một số trẻ sơ sinh khi bị viêm tiểu phế quản còn có thể bị nhiễm trùng tai gọi là viêm tai giữa, trẻ có thể biếng ăn hay bỏ bú. Trong một số trường hợp nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời trẻ còn có thể bị khó thở, da xanh xao, nhợt nhạt, chán ăn, thậm chí bị suy hô hấp, dẫn đến xẹp phổi.

Tất tần tật những điều cần biết về viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là do đâu?

Theo các chuyên gia hô hấp, bệnh viêm tiểu phế quản thường là do virus gây ra, hay gặp nhất đó chính là virus hợp bào hô hấp (RSV), sau đó là virus parainfluenza.

Khi trẻ tiếp xúc gần với mầm bệnh hoặc với các thành viên trong gia đình, những người bị nhiễm bệnh dù chỉ là bị nhẹ thì virus gây bệnh viêm tiểu phế quản cũng có thể xâm nhập vào tiểu phế quản – đường dẫn khí nhỏ nhất ở phổi khiến các tiểu phế quản bị kích thích và sưng lên.

Chất nhầy tích tụ trong các đường dẫn khí khiến không khí khó lưu thông vào và ra khỏi phổi dẫn đến tiểu phế quản của trẻ bị viêm.

Ngoài virus hợp bào hô hấp, viêm tiểu phế quản ở trẻ em còn có thể do một số loại virus, vi khuẩn khác gây ra như virus gây bệnh cúm, cảm lạnh thông thường, vi khuẩn tụ cầu, phế cầu…

Các loại virus viêm tiểu phế quản thường rất dễ lây lan. Chúng có thể lây lan gián tiếp sau khi trẻ chạm vào đồ chơi hoặc mặt bàn chứa virus sau đó trẻ chạm vào mặt và mũi điều này khiến trẻ có nguy cơ mắc phải bệnh viêm tiểu phế quản chỉ sau 3 đến 7 ngày.

===>>> Xem thêm: Bé bị viêm phế quản thở khò khè xử lý như thế nào?

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Phương pháp điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm tiểu phế quản do virus gây ra hầu hết các bác sĩ sẽ không chỉ định dùng kháng sinh để điều trị mà sẽ chú trọng đến việc chăm sóc, tăng cường sức đề kháng cho trẻ giúp trẻ hồi phục sức khỏe. 

Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản do vi khuẩn gây ra dẫn đến trẻ bị sốt cao hoặc mắc các triệu chứng khác như khó thở, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để hỗ trợ giảm các triệu chứng này cho trẻ dưới đây:

Thuốc kháng sinh

Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế phổi cũng như các đường dẫn khí của phổi bị nhiễm trùng hoặc bội nhiễm. Bác sĩ có thể kê kháng sinh giúp giảm tình trạng viêm tiểu phế quản do vi khuẩn gây ra.

Thuốc hạ sốt, giảm đau

Các thuốc hạ sốt giảm đau có tác dụng giúp hạ sốt, giảm tình trạng đau nhức cơ thể khi phổi bị tấn công dẫn đến sốt

Thuốc ho

Bác sĩ có thể kê thuốc ho giúp giảm triệu chứng ho do viêm tiểu phế quản gây ra nếu tình trạng ho xảy ra kéo dài dẫn đến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Cách điều trị viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em – mối nguy hại khôn lường

Hậu quả hay gặp nhất của viêm tiểu phế quản nếu không được chăm sóc và hỗ trợ điều trị kịp thời là khiến lượng oxy trong cơ thể bị thấp hơn làm trẻ hay bị khò khè, mệt mỏi, da yếu, da xanh xao…

Không những vậy, khi tình trạng viêm tiểu phế quản xảy ra kéo dài mà không được chăm sóc kịp thời còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ như:

Ngừng thở: Đây là tình trạng rất hay gặp ở trẻ khi sinh quá sớm hoặc trẻ dưới 2 tuổi.

Suy hô hấp: Phổi không nhận đủ oxy cần thiết có thể khiến trẻ bị suy hô hấp.

Xẹp phổi: Suy hô hấp do viêm tiểu phế quản nếu không có biện pháp chăm sóc và hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến gây xẹp phổi.

Những hệ lụy khôn lường khi bị viêm tiểu phế quản

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm tiểu phế quản?

Khi trẻ bị viêm tiểu phế quản để giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe mẹ nên:

Rửa tay thường xuyên

Một số nghiên cứu khoa học hiện nay đã chỉ ra rằng rửa tay giúp giảm 35 % khả năng lây nhiễm mầm bệnh cho trẻ.

Do đó, rửa tay thường xuyên bằng xà bông/xà phòng với nước là một trong những cách tốt nhất để loại bỏ loại bỏ virus, vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp ở trẻ.

 Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh

Tiếp xúc với mầm bệnh gây viêm tiểu phế quản có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh về đường hô hấp như người bị cảm lạnh hoặc bị sốt…

Dành thời gian cho bé nghỉ ngơi

Mẹ nên cho bé nghỉ ngơi thật nhiều, bổ sung thêm chất lỏng giúp duy trì độ ẩm cho đường thở từ đó hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Mẹ có thể bổ sung thêm nước cho con bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ trên 6 tháng tuổi: Để bổ sung nước cho trẻ, mẹ có thể bổ sung bằng cách cho trẻ uống nước ấm, súp, cháo…

Dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc

Những trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản do cả virus lẫn vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh để điều trị cho trẻ. 

Bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn về liều lượng cũng như khuyến cáo của bác sĩ để tiêu diệt vi khuẩn giúp trẻ nhanh hồi phục hơn, ngăn ngừa vi khuẩn lây lan cho những thành viên khác trong gia đình.

Cho trẻ uống thuốc tuân thủ phác đồ của bác sĩ

Bổ phế giảm ho long đờm bằng thảo dược thiên nhiên

Trẻ nhỏ các cơ quan trong hệ hô hấp thường chưa phát triển toàn diện nên trẻ rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm tiểu phế quản, viêm phổi…Trong Đông y quan niệm rằng phế là một trong những cơ quan rất quan trọng của cơ thể.

Vì vậy, khi bị viêm tiểu phế quản để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, ngoài nên chú ý đến việc tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm triệu chứng khó chịu như ho, đờm…thì bố mẹ cũng cần chú trọng đến việc bổ phế, nâng cao sức đề kháng giúp phục hồi chức năng của các tạng, từ đó giảm nguy cơ trẻ bị viêm tiểu phế quản tái phát.

Chính vì vậy, hiện nay nhiều bố mẹ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm chứa thành phần từ dân gian như kha tử, tỳ bà diệp, bách bộ, viễn chí, trần bì,…để hỗ trợ giảm ho, long đờm, bổ phế an toàn, hiệu quả cho trẻ.

Một trong những sản phẩm đang có mặt trên thị trường hiện nay phải kế đến chính là Bổ Phế Kha Tử Tín Phong của công ty Dược Phẩm Tín Phong. 

Bổ Phế Kha Tử Tín Phong chứa các thành phần chính như kha tử, bách bộ, tỳ bà diệp, viễn chí, trần bì, mơ muối….không chỉ giúp hỗ trợ bổ phế hiệu quả mà còn giúp giảm ho, đờm do viêm phổi an toàn cho trẻ.

===>>> Xem thêm: Bổ phế kha tử Tín Phong – Hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm ho, đờm

Bổ Phế Kha Tử Tín Phong chứa thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ giảm ho do viêm tiểu phế quản

Đặc biệt, Bổ phế kha tử Tín Phong hiện nay có hai loại là  siro 125ml và viên ngậm. Tất cả đều được bào chế ở dạng không đường nên phù hợp với mọi đối tượng kể cả người bị tiểu đường, người béo phì, người có nguy cơ bị tiểu đường,…và trẻ em bị ho, đờm do viêm tiểu phế quản từ 2 tuổi trở lên.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ biết cách hỗ trợ điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ em hiệu quả. Để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn vui lòng liên hệ ngay tổng đài 18009229 (miễn cước phí).

Nguồn tham khảo

Mayo Clinic Staff  (2023), Bronchiolitis, mayoclinic.org. Truy cập ngày 27/02/2024.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *