Ho khan: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Ho khan nếu để xảy ra kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống như gây mệt mỏi, mất ngủ,.. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh hiệu quả.

Tất tần tật những điều cần biết về ho khan

Theo các chuyên gia hô hấp có hai dạng ho phổ biến hay gặp phải hiện nay đó chính là ho có đờm và ho không có đờm. Trong đó ho có đờm là hiện tượng ho tiết ra đờm hoặc chất nhầy sau đó được loại bỏ ra khỏi đường thở, giúp thông thoáng đường thở.

Chính vì vậy, ho khan hiện nay được biết là tình trạng ho không tiết ra được chất nhầy hoặc đờm ra khỏi đường thở.

Dù nguyên nhân gây ho là gì, ho không có đờm liên tục khi để xảy ra kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, đặc biệt nếu xảy ra nhiều vào ban đêm.

Ho khan là tình trạng ho không có đờm

Triệu chứng thường gặp của ho khan

Khi bị ho không có đờm, bạn có thể gặp phải tình trạng như cảm giác nhột nhột trong cổ họng khiến bạn cố gắng làm sạch cổ họng bằng cách tạo ra phản xạ ho.

Ho nhiều tạo ra không khí làm cổ họng của bạn bị kích ứng và khô dẫn đến gây đau họng.

Với một số trường hợp ho không có đờm không rõ nguyên nhân, thông thường sẽ tạo ra không khí, khi ho dữ dội hoặc kéo dài hơn 3 tuần có thể làm căng tức phổi hoặc cơ ngực, khiến bạn có thể bị đau tức ngực kèm theo ho, giống như có sức nặng đè lên ngực.

Nguyên nhân gây ho khan

Hiện nay ho khan được chia làm 2 loại: cấp tính và mãn tính (ho kéo dài hơn 3 tuần). 

Nguyên nhân gây ho không có đờm cấp tính

Theo các chuyên gia khi cơ thể bị cảm cúm và cảm lạnh có xu hướng thường gây ra những cơn ho có đờm, sau đó có thể gây ho khan trong thời gian hồi phục.

Không những vậy, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng hầu hết những người bị covid đều bị ho không có đờm, còn khi đường hô hấp bị nhiễm trùng thường sẽ chuyển sang bị ho có đờm.

Ngoài nguyên nhân thường gặp trên thì tình trạng ho có đờm cấp tính xảy ra có thể là do nguyên nhân như bị hen suyễn, dị ứng, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, do tác dụng phụ khi sử dụng một số thuốc như điều trị huyết áp cao, rối loạn chức năng dây thanh âm, bị chảy mũi, hút thuốc lá,…

Nguyên nhân gây ho không có đờm mãn tính

Thường xảy ra có thể do mắc phải: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim, ung thư phổi, thuyết tắc tĩnh mạch, bệnh lao, ung thư phổi,…

Mắc hen suyễn có thể gây ho không có đờm

Cách điều trị ho khan

Ho không có đờm khiến đường thở trở nên nhạy cảm hơn, làm chúng dễ bị kích thích gây ho kéo dài tạo thành một vòng luẩn quẩn. 

Để điều trị, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh để tìm hiểu nguyên nhân gây ho, sau đó căn cứ vào nguyên nhân gây ho khan của bạn là do đâu để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Cách điều trị ho không đờm cấp tính

Nếu bạn bị ho là do đang hút thuốc bác sĩ sẽ khuyên bạn cố gắng hạn chế hút và bỏ hút thuốc lá giúp hỗ trợ việc điều trị giảm ho hiệu quả hơn.

Với những trường hợp đang dùng thuốc ức chế men chuyển để điều trị huyết áp, bác sĩ sẽ có thể kê cho bạn chuyển sang một loại thuốc khác hạn chế gây tác dụng phụ của thuốc là gây ho.

Bác sĩ có thể cho bạn dùng một số thuốc giảm ho không cần kê đơn chứa hoạt chất như dextromethorphan để giảm phản xạ ho cho bạn, với những loại thuốc này thì không nên cho trẻ dưới 4 tuổi vì khi sử dụng có thể gây ra nhiều tác dụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Cách điều trị ho mãn tính

Dưới đây là một số thuốc hay dùng điều trị ho mãn tính:

Thuốc kháng histamin, corticosteroid , thuốc thông mũi: Giúp điều trị ho do dị ứng, chảy dịch mũi sau.

Thuốc hen suyễn dạng hít, thuốc giãn phế quản: Dùng để điều trị chứng ho do hen suyễn, giúp chống viêm, giãn đường thở.

Thuốc kháng sinh: Nếu đường hô hấp bị nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể dùng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn giúp giảm tình trạng ho cho bạn.

Thuốc chẹn axit: Axit dạ dày khi bị trào ngược lên có thể gây nên những cơn ho không có đờm, để điều trị ho trong trường hợp này bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc chẹn axit.

Thuốc ức chế ho: Dùng để giảm tình trạng ho cho bạn, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.Lưu ý không sử dụng thuốc không kê đơn để điều trị ho cho trẻ dưới 6 tuổi, ngoại trừ một số thuốc giảm đau và hạ sốt.

Cách điều trị ho không có đờm hiện nay

Biện pháp khắc phục ho khan tại nhà

Để giảm tình trạng ho khan, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Uống đủ nước mỗi ngày: Bổ sung thêm nước ấm giúp duy trì độ ẩm cho đường thở.


Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ: Hút bụi thường xuyên giúp loại bỏ lông thú cưng, tránh gây kích ứng đường hô hấp.

Hạn chế thực phẩm gây dị ứng: Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều histamin như pho mát lâu năm, rượu, rau lên men hoặc đồ ăn ngâm chua.

Dùng viên ngậm hoặc sản phẩm chứa dịch chiết xuất dược liệu chứa những vị dược liệu quý như kha tử được ví như “thần dược” của Tây Tạng, giúp hỗ trợ giảm ho, giảm tình trạng đau rát cổ họng, ho khan, ho lâu ngày an toàn và hiệu quả đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, có trong sản phẩm như Bổ phế kha Tín Phong.

Sử dụng dược liệu kha tử trong sản phẩm Bổ phế kha tử Tín Phong giúp giảm ho an toàn hiệu quả

Một số biện pháp ngăn ngừa ho khan khác

Để giảm nguy cơ bị ho khan, bạn nên:

  • Hạn chế tiếp xúc các chất gây kích ứng và dị ứng như hóa chất, nấm mốc và nước hoa,…
  • Đảm bảo tốt vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp.
  • Bỏ thuốc lá cũng như hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá.

Đừng để ho khan ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bạn, với những thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ được triệu chứng và nguyên nhân từ đó biết cách phòng tránh an toàn và hiệu quả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì vui lòng liên hệ ngay tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn.

Nguồn tham khảo

Cleveland Clinic (2021) , Dry Cough and Chest Tightness, my.clevelandclinic.org. Truy cập ngày 20/09/2022.

Mayo clinic (2019), Chronic cough ,mayoclinic.org

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *