Trẻ bị ho là do đâu? Cách điều trị và chăm sóc trẻ thế nào phù hợp?

Trẻ bị ho gió, ho khan, ho có đờm…. rất hay gặp khi thời tiết chuyển mùa. Thế nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ căn nguyên khiến trẻ bị ho cũng như cách điều trị, chăm sóc trẻ phù hợp. Hãy cùng Dược Tín Phong tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho

Theo các chuyên gia y tế, ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm làm sạch đường thở bằng cách loại bỏ những chất gây kích thích ra bên ngoài. Dựa vào âm thanh ho của bé và các dấu hiệu đi kèm, chúng ta sẽ xác định được nguyên nhân gây bệnh cho trẻ.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Hay gặp khi thời tiết chuyển mùa, thường là do virus hoặc vi khuẩn, lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ. Trẻ ho khan kèm theo các biểu hiện như sổ mũi, ngạt mũi, sốt, đau đầu, mệt mỏi. Tình trạng này thường kéo dài trên 7 ngày và là dấu hiệu cảnh báo cảm lạnh, cảm cúm, viêm  họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…

Trẻ bị ho có thể do thời tiết chuyển mùa, nhiễm virus, vi khuẩn
Trẻ bị ho có thể do thời tiết chuyển mùa, nhiễm virus, vi khuẩn

Trẻ thường ho khan theo từng cơn hoặc ho có đờm, khò khè, thở rít, tức ngực với tần suất dày hơn khi trẻ nô đùa, vận động. Tác nhân gây hen suyễn có thể do di truyền, khói thuốc lá, phấn hoa, lông vật nuôi…

Do trào ngược dạ dày – thực quản

Axit từ dạ dày bị đẩy lên thực quản (ợ nóng) cũng có thể gây ra tình trạng ho ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ho do trào ngược dạ dày – thực quản thường xuất hiện sau khi ăn, khi thay đổi tư thế hoặc khi nằm xuống vào buổi tối..

Do mắc dị vật đường thở

Khi có dị vật ở đường thở trẻ sẽ có biểu hiện ho sặc sụa kèm theo tình trạng khó thở, tím tái, vã mồ hôi. Nếu không kịp thời phát hiện và thực hiện gắp dị vật ở đường thờ sẽ rất nguy hiểm.

Một số nguyên nhân khác như ô nhiễm không khí, dị ứng

Không khí hanh khô hoặc ẩm ướt sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn, nấm… khiến trẻ dễ bị ho kéo dài. Ngoài ra, trẻ bị dị ứng (hay kích ứng họng) với thực phẩm ăn uống cũng khiến bé ho khan theo từng cơn.

===>> Xem thêm: Vì sao trẻ ho về đêm? Cách phòng ngừa ho về đêm cho trẻ

Cách xử trí tình trạng ho cho bé

Cũng theo các chuyên gia y tế, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ho cho bé. Tùy vào tình trạng và mức độ ho, nguyên nhân gây ho của bé mà cha mẹ có biện pháp chữa trị phù hợp.

Chữa ho bằng mẹo dân gian

Những bài thuốc dân gian từ tự nhiên như sử dụng tỏi, húng chanh, lê hấp đường phèn… được nhiều cha mẹ truyền tai nhau sử dụng.

Cha mẹ có thể giảm ho cho bé bằng các biện pháp dân gian 
Cha mẹ có thể giảm ho cho bé bằng các biện pháp dân gian

– Lê hấp đường phèn: Lấy quả lê to, bỏ vỏ, cắt nắp và khoét bỏ lõi. Cho 3 viên đường phèn và hấp cách thủy trong 30 phút. Cho bé uống 2 lần/ ngày giúp giảm ho, long đờm.

– Húng chanh + quất + đường phèn: Ngắt 2-3 lá húng chanh rửa sạch, cho vào bát nhỏ, thêm 2-3 viên đường phèn và 1-2 trái quất (loại quất bao tử). Hấp cách thủy trong 15 phút và cho bé uống cũng giúp giảm ho, long đờm tại nhà.

– Lá hẹ + đường phèn: Ngắt khoảng 5 lá hẹ, cắt thành từng khúc, cho vào bát nhỏ với ít đường phèn. Hấp cách thủy và lấy nước cho bé uống 2-3 thìa mỗi ngày.

Chữa ho cho bé bằng phương pháp tự nhiên đơn giản, dễ thực hiện tại nhà và ít tốn kém chi phí. Tùy vào độ tuổi và tình trạng ho của bé mà cha mẹ linh động thay đổi phương pháp giảm ho cho bé an toàn. 

Sử dụng TPBVSK hỗ trợ giảm ho

Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm hỗ trợ bổ phế, giảm ho, long đờm cho bé được bào chế từ thảo dược tự nhiên trong đó có Bổ phế Kha Tử Tín Phong. Sản phẩm có 2 dạng: cao lỏng đóng chai tiện lợi và viên ngậm thông mũi, mát họng, giảm ho hiệu quả.

Bổ phế Kha tử Tín Phong giải pháp hiệu quả giúp giảm ho cho bé an toàn từ thảo dược tự nhiên
Bổ phế Kha tử Tín Phong giải pháp hiệu quả giúp giảm ho cho bé an toàn từ thảo dược tự nhiên

Trẻ em từ 2-3 tuổi: Mỗi lần uống 5ml.

Trẻ em từ 4-10 tuổi: Mỗi lần uống 10ml.

Người lớn: Mỗi lần uống 15 ml.

Trẻ em dưới 2 tuổi tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

– Với viên ngậm: 

Người lớn 4-6 viên/ngày. 

Trẻ em trên 2 tuổi: 2-3 viên/ngày. 

Trẻ em dưới 2 tuổi tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bổ phế Kha Tử Tín Phong hiện đang được nhiều cha mẹ tin tưởng sử dụng bởi thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, KHÔNG ĐƯỜNG phù hợp cho trẻ nhỏ, không chứa hóa chất độc hại.

Đặc biệt, sản phẩm đã được công nhận về độ an toàn và được các Dược sĩ khuyên dùng.

===>> Xem thêm: Cách dùng kha tử trị ho cho bé an toàn và hiệu quả

Điều trị bằng thuốc tây y

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp chữa ho cho bé bằng thảo dược tự nhiên, cha mẹ cũng có thể sử dụng thuốc tây y để đẩy lùi bệnh cho bé. Tuy nhiên thực tế, nhiều cha mẹ tự ý mua thuốc uống điều trị bệnh cho con. Việc sử dụng kháng sinh có thể khiến tình trạng bệnh của bé thuyên giảm nhanh chóng nhưng sẽ để lại những tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Chính vì thế, trước khi sử dụng thuốc điều trị cho bé, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp.

Cách chăm sóc trẻ bị ho tại nhà

Khi trẻ bị ho, cha mẹ cần hết sức chú ý tới chế độ chăm sóc và dinh dưỡng, theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên. Trường hợp trẻ ho nhiều kèm theo các biểu hiện bất thường như tím tái, khó thở hoặc thở gấp… cha mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám.

Vệ sinh họng sạch sẽ hàng ngày giúp trẻ nhanh chấm dứt tình trạng ho
Vệ sinh họng sạch sẽ hàng ngày giúp trẻ nhanh chấm dứt tình trạng ho

– Tăng cường đề kháng cho bé qua việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, uống sữa hoặc bú sữa mẹ đầy đủ. Tránh các loại thực phẩm gây ho như đồ cay nóng, hải sản, đồ uống có ga… Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn thành nhiều lần để tránh tình trạng ho gây nôn trớ. 

– Cho trẻ uống nước ấm, uống đủ nước hàng ngày để làm dịu họng và loãng đờm. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất qua các loại trái cây, sinh tố hoa quả. 

– Vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý nhỏ mũi. Với trẻ lớn hơn có thể súc họng bằng các loại nước súc miệng dành cho trẻ hoặc nước muối sinh lý. 

Trẻ bị ho là do đâu? Cách điều trị và chăm sóc trẻ thế nào phù hợp đã được Dược Tín Phong cung cấp trong bài viết trên. Hi vọng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp cha mẹ biết cách chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ hiệu quả. Nếu cần được tư vấn thêm về tình trạng trẻ bị ho hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm Bổ phế Kha Tử Tín Phong, mời độc giả liên hệ 1800 9229 để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo

  1. Brunilda Nazario, MD (2021). Causes and Treatment of Coughs in Children. Webmd. Truy cập ngày 13/9/2022.
  2. What your child’s cough is telling you. Truy cập ngày 13/9/2022
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *