Vì sao trẻ ho về đêm? Cách phòng ngừa ho về đêm cho trẻ

Khi thời tiết thay đổi, bé hay bị ho về đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của con khiến bố mẹ lo lắng. Đây cũng là dấu hiệu con đang gặp phải một số vấn đề về hô hấp. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ ho về đêm? Cách phòng ngừa ho về đêm cho bé như nào? Mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ hay ho về đêm

Trẻ ho về đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng, hen suyễn, viêm phổi…

Hệ miễn dịch của trẻ em còn non nớt nên dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Trong đó là ho là một trong những triệu chứng thường gặp nhất, đặc biệt ho về đêm là phổ biến hơn cả. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bé ho về đêm được chia sẻ dưới đây.

Nhiệt độ về đêm thấp, độ ẩm thấp

Ban đêm nhiệt độ thường thấp hơn ban ngày, nhất là những lúc giao mùa, sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm có thể lên đến 10 độ C. Nhiệt độ về đêm thấp cộng với không khí khô sẽ là nguyên nhân gây ho về đêm cho trẻ, đặc biệt là những trẻ có cơ địa dị ứng.

Hoạt động của hệ thần kinh giao cảm

Hệ thần kinh thực vật của chúng ta được chia thành hệ giao cảm và phó giao cảm. Khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động nhiều hơn thì sẽ gây ra ho nhiều. Ban đêm, thần kinh giao cảm nghỉ ngơi, chủ yếu là hệ phó giao cảm sẽ điều tiết các hoạt động thần kinh thực vật nên kích thích trẻ ho về đêm nhiều hơn.

Phòng ngủ nhiều bụi, không được vệ sinh sạch sẽ

Việc phòng ngủ không được dọn dẹp, vệ sinh thường xuyên sẽ gây tích tụ nấm mốc, bụi bẩn, lông thú cưng, tóc…Khi bé nằm ngủ sẽ vô tình hít phải bụi bẩn, nấm mốc  bám trên gối, chăn ga hay gấu bông gây khó ngứa mũi, hắt hơi và ho nhiều hơn.

Phòng ngủ nhiều bụi bẩn là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ho khi ngủ

Sự suy giảm của hormon thượng thận về đêm

Hormon vỏ thượng thận cortisol có tác dụng kháng viêm, giảm dị ứng, thông qua đó gián tiếp giúp giảm ho. Ban đêm, nồng độ hormon này giảm xuống do tuyến thượng thận nghỉ ngơi nên trẻ sẽ bị ho nhiều hơn.

Bé không kê gối khi ngủ

Bé ngủ không sử dụng gối có thể khiến nước mũi chảy ngược về cổ họng. Điều này có thể làm trẻ bị ho hay nôn ói. 

Hơn nữa, ho thường đi kèm với nghẹt mũi và khó thở nên bé phải há miệng khi ngủ cho dễ thở, điều này cũng khiến cho vi khuẩn bụi bẩn, không khí lạnh và khô không được giữ lại như khi thở bằng mũi dẫn đến trẻ bị ho nhiều về đêm hơn. 

Trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản về đêm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm nhiều hơn. Nguyên nhân là khi trẻ ngủ, acid dịch vị trào ngược lên thực quản tác động lên các hệ thần kinh ở khí quản gây ra phản xạ ho ở trẻ.

Do trẻ mắc một số bệnh lý về đường hô hấp

Ho không phải là một bệnh, ho là triệu chứng của một số bệnh lý hô hấp mà bé mắc phải. Những bệnh lý về hô hấp gây tăng biểu hiện ho về đêm của trẻ là:

– Hen suyễn:

Đây là bệnh lý mạn tính, người bị hen suyễn thường có cơ địa dị ứng hơn khi thay đổi thời tiết hay bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật. Nếu chẳng may bé tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy cơ trên sẽ kích thích ho, khò khè, khó thở do phế quản bị co thắt, phù nề, tăng tiết dịch nhầy…

Vì vậy, nếu trẻ bị ho nhiều về đêm kèm thở khò khè, bố mẹ hãy thử nghĩ đến bệnh hen suyễn và đưa con đi khám kịp thời.

===>>> Xem thêm: Cách dùng kha tử trị ho cho bé an toàn và hiệu quả

Trẻ bị viêm họng dễ bị ho khi ngủ

– Viêm họng:

Là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ đi kèm với các biểu hiện sốt, sưng hạch bạch huyết hay đau đầu… Về đêm, trẻ bị viêm họng khi nhiệt độ xuống thấp sẽ kích thích ho nhiều.

– Viêm xoang:

Viêm xoang cũng có thể khiến trẻ ho nhiều hơn khi ngủ. Lớp niêm mạc của xoang bị phù nề, tăng tiết dịch gây nghẹt mũi, khó thở bà dịch chảy ngược xuống cổ họng gây kích ứng khiến trẻ ho dữ dội hơn về đêm.

– Ho gà:

Trẻ có thể được chẩn đoán ho gà khi ho nhiều kèm thở hổn hển. Hiện nay, trẻ thường sẽ được tiêm vắc xin phòng tránh ho gà nên biểu hiện của bệnh sẽ không nhiều. 

Tuy nhiên, đối với những trẻ có đề kháng yếu, ho gà có thể gây ho dữ dội, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

– Covid 19

Covid 19 thường có biểu hiện đau họng, sốt, ho nhiều. Những triệu chứng này có thể kéo dài ngay cả khi trẻ đã có xét nghiệm âm tính. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ho nhiều về đêm ở trẻ.

Trẻ ho về đêm nhưng không sốt có sao không?

Dựa vào nguyên nhân gây ho về đêm ở trẻ mà mức độ nguy hiểm của biểu hiện này sẽ khác nhau. Nếu con chỉ bị ho về đêm do dị ứng nhưng không sốt thì không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần vệ sinh sạch sẽ không gian sống, không hút thuốc trong phòng là cơn ho sẽ giảm dần và chấm dứt.

Tuy nhiên, nếu trẻ có các biểu hiện ho gà, ho do hen suyễn thì cần đưa trẻ đi khám để có biện pháp chữa trị từ bác sĩ kịp thời.

===>>> Xem thêm: Trẻ bị ho là do đâu? Cách điều trị và chăm sóc trẻ thế nào phù hợp?

Trẻ ho về đêm nhưng không sốt thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe

Cách phòng ngừa ho về đêm cho bé

Để phòng ngừa ho về đêm cho trẻ, ba mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

Vệ sinh đường hô hấp trên cho con

Sử dụng khăn mềm để lau mũi và nước muối sinh lý nhỏ vào mũi để giúp loãng nước mũi. Sau đó, mẹ hãy sử dụng máy hút mũi để loại bỏ dịch ra khỏi mũi của con.

Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng nước muối quá nhiều bởi điều này có thể làm hỏng niêm mạc mũi của con.

Làm sạch không gian ngủ

Thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ để loại bỏ bụi bẩn là cách giúp con giảm ho về đêm. Do đó, ba mẹ hãy đảm bảo cho con một không gian sống sạch sẽ để hạn chế mắc các bệnh lý hô hấp do dị ứng.

Tiêm các loại vắc xin phòng bệnh về đường hô hấp cho trẻ

Một số bệnh lý về đường hô hấp có thể được phòng ngừa nếu ba mẹ chủ động tiêm phòng vắc xin cho con từ sớm như: viêm phổi, ho gà, cúm…

Tiêm phòng đầy đủ giúp trẻ phòng tránh được chứng ho vào ban đêm

Vì vậy, hãy chủ động theo dõi lịch tiêm chủng để con có thể được tiêm chủng đúng, đủ mũi theo từng độ tuổi.

Ngoài ra, để con hạn chế ho về đêm, phụ huynh nên giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là những lúc giao mùa để phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp khác.

Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ ho về đêm. Hy vọng thông qua bài viết các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ được nguyên nhân gây ho về đêm và chủ động có những biện pháp phòng ngừa phù hợp. Để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí).

Nguồn tham khảo

Causes of nighttime toddler coughing and how to treat it, truy cập ngày 13/09/2022

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *