Nguyên nhân gây ho khan trẻ em phổ biến hay gặp phải hiện nay

Ho khan là một bệnh về đường hô hấp phổ biến hay gặp phải ở trẻ em. Hiện nay theo các chuyên gia có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh dưới đây là một số nguyên nhân gây ho khan trẻ em phổ biến hay gặp hiện nay.

Hệ lụy khôn lường khi trẻ em bị ho khan kéo dài

Khác với ho có đờm là tình trạng ho tiết ra được đờm (chất nhầy) ra ngoài thì ho khan thường có triệu chứng điển hình chính là ho không tiết ra được chất nhầy hoặc đờm ra khỏi đường thở. Chính vì vậy, ho khan còn hay được gọi với tên gọi khác là ho không có đờm.

Mặc dù ho được biết đến là một phản xạ để bảo vệ cơ thể giúp tống đẩy chất nhầy và vật lạ ra ngoài, tuy nhiên nếu để tình trạng này xảy ra kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ như tăng áp lực lồng ngực, trẻ biếng ăn dẫn đến gây ảnh hướng đến sự phát triển trí não của trẻ,…

Ho khan kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Nguyên nhân gây ho khan trẻ em

Theo các chuyên gia tình trạng ho khan ở trẻ em thường do một số nguyên nhân dưới đây:

Nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp

Khi trẻ tiếp xúc với virus, vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp dưới đây sẽ gây kích ứng và gây viêm nhiễm trên niêm mạc đường hô hấp dẫn đến khiến trẻ bị ho khan.

Cảm lạnh

Cảm lạnh có nguyên nhân phổ biến là do virus Rhinovirus gây ra, thường khiến trẻ bị các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, ho.

Cảm cúm

Cảm cúm là một bệnh về đường hô hấp hay gặp ở trẻ em, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh này thường gây ra các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, chảy nước mũi, mệt mỏi, nghẹt mũi, đau nhức cơ thể, ho.

Cảm cúm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, viêm phổi, rối loạn chức năng não.

Viêm phổi

Viêm phổi hiện nay được biết đến là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em có độ tuổi dưới 5 tuổi.

Mắc viêm phổi có thể khiến trẻ gặp phải các triệu chứng như ho khan, thở nhanh hoặc thở khò khè, sốt, đau ngực hoặc đau khi ho,…

Viêm tiểu phế quản

Đây là một bệnh về đường hô hấp do virus gây ra thường gặp phải ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Viêm phế quản làm các đường dẫn khí nhỏ (tiểu phế quản) bị sưng lên gây khó thở, gây thở khò khè và ho khan ở trẻ nhỏ.

Ho gà

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn gây ra, khiến trẻ có thể gặp phải những cơn ho khan dữ dội khó có thể kiểm soát được, khiến trẻ bị khó thở.

Mắc covid-19

Covid là bệnh về đường hô hấp do virus SARS-CoV-2, một loại coronavirus gây ra. Theo các chuyên gia khi bị nhiễm virus covid trẻ đa phần sẽ bị ho khan, sau đó nếu bị bội nhiễm có thể gặp phải tình trạng ho có đờm.

 

Nhiễm virus là nguyên nhân gây ho khan trẻ em

Dị ứng

Theo các chuyên gia ho khan ở trẻ em có thể là một triệu chứng của dị ứng. Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn dị nguyên vô hại thành có hại dẫn đến xảy ra phản ứng bất thường.

Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng bao gồm như phấn hoa, thực phẩm, lông động vật,…có thể giải phóng ra một chất kích thích như histamin dẫn đến gây ra ho và các triệu chứng về đường hô hấp.

Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh mãn tính gây ra tình trạng viêm nhiễm và thu hẹp đường hô hấp khiến trẻ gặp phải những triệu chứng về đường hô hấp như ho, khó thở,…

Cách điều trị khi trẻ bị ho khan

Để điều trị ho khan cho trẻ em, bác sĩ dựa vào nguyên nhân gây ho để đưa ra hướng điều trị kịp thời.

Sử dụng kháng sinh: Với tình trạng ho gây ra do mắc bệnh về đường hô hấp có nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ có thể kê một số kháng sinh để giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh từ đó giúp giảm tình trạng ho hiệu quả.

Thuốc hạ sốt, giảm đau: Với những trẻ bị ho kèm theo sốt cao, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để giúp hạ sốt cho trẻ.

Thuốc ức chế ho: Giúp giảm tình trạng ho, tuy nhiên không nên sử dụng thuốc ho cho trẻ dưới 4 tuổi.

===>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho trẻ bị ho có đờm – Lời khuyên từ chuyên gia.

Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ho trẻ để có phác đồ điều trị phù hợp

Biện pháp chăm sóc tại nhà khi trẻ bị ho khan

Để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, bố mẹ có thể sử dụng biện pháp dưới đây:

Bổ sung thêm nước

Với những trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước ấm giúp cổ họng bé không bị khô từ đó hỗ trợ giảm tình trạng ho cho trẻ.

Còn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên bổ sung thêm nước cho trẻ bằng cách cho bé bú sữa mẹ hoặc sử dụng sữa công thức.

Uống 1 thìa mật ong

Mật ong có tính bình, vị ngọt có tác dụng bổ phổi, sử dụng mật ong giúp giảm tình trạng ho hiệu quả. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi mẹ chưa nên sử dụng mật ong cho con vì có nguy mắc phải tình trạng ngộ độc thịt.

Giảm ho cho trẻ bằng sản phẩm thiên nhiên

Sử dụng kẹo ngậm giúp thúc đẩy sản xuất nước bọt từ đó làm dịu cổ họng. Những bé từ 6 tuổi trở lên bố mẹ có thể sử dụng viên ngậm để giúp giảm ho cho trẻ như viên ngậm Bổ phế kha tử Tín Phong.

Còn đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên để giảm ho cho trẻ, bố mẹ có thể sử dụng Bổ phế kha tử Tín Phong được bào chế ở dạng cao lỏng không đường với 100 % từ thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ tăng cường bổ phế, giảm tình trạng ho khan, ho gió, ho lâu ngày,… cho trẻ em an toàn và hiệu quả.

===>>> Xem thêm: Siro ho kha tử Tín Phong – Bảo bối giúp bảo vệ đường hô hấp

Bổ phế kha tử Tín Phong giúp giảm ho cho trẻ an toàn và hiệu quả

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Dùng máy tạo ẩm dạng phun sương mát đưa hơi ẩm vào đường thở giúp làm dịu đường thở ở mũi giảm ho khan, đau họng.

Bài viết trên chia sẻ một số nguyên nhân gây ho khan trẻ em, hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp quý độc giả lựa chọn được biện pháp chăm sóc an toàn và hiệu quả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì vui lòng liên hệ ngay tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn.

Nguồn tham khảo

Mia Armstrong, MD (2022), Why Does My Kid Have a Dry Cough?, healthline.com. Truy cập ngày 04/10/2022.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *